Trang chủ » Blog » Các loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay

Các loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay

10/05/2024 - 88

Thblaw.com.vn

-

Nhãn hiệu là bộ mặt đại diện cho hàng hóa, dịch vụ. Nhờ có nhãn hiệu mà khách hàng phân biệt được công ty, tổ chức, độ uy tín của sản phẩm.  1.Nhãn hiệu nổi tiếng Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi tỉ lệ số người biết đến nhãn hiệu đó ở một […]

Nhãn hiệu là bộ mặt đại diện cho hàng hóa, dịch vụ. Nhờ có nhãn hiệu mà khách hàng phân biệt được công ty, tổ chức, độ uy tín của sản phẩm. 

1.Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi tỉ lệ số người biết đến nhãn hiệu đó ở một mức độ nhất định. Tỉ lệ này được tính toán thông qua các cuộc khảo sát đối với một lượng người cụ thể về mức độ nhận biết của nhãn hiệu. Một nhãn hiệu nổi tiếng cần thỏa các tiêu chí sau:

  • Số lượng người biết đến hàng hóa, dịch vụ: Số lượng người biết đến nhãn hiệu đặc trưng của loại hàng hóa đó càng lớn thì càng chứng tỏ độ phổ biến của nhãn hiệu đó. Trừ những nhãn hiệu chưa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam nhưng vốn nổi tiếng ở các quốc gia khác.
  • Phạm vi lãnh thổ lưu hành của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu : Không có quy định cụ thể cho sự phân biệt này nhưng nếu chủ nhãn hiệu chứng minh được số lượng quốc gia lưu hành càng nhiều thì đồng nghĩa nhãn hiệu càng nổi tiếng.
  • Doanh số đạt được từ việc bán hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu: nhãn hiệu nào được người dùng tiêu thụ sản phẩm nhiều trong quý cũng quyết định độ uy tín của nhãn hiệu đó.
  • Thời gian hoạt động và tồn tại của nhãn hiệu: một nhãn hiệu đã hoạt động và tồn tại được một thời gian dài cho đến nay luôn có được độ uy tín nhất định. 
  • Độ uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu: thông qua các tiêu chí như chất lượng, mùi vị, giá thành …, hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu đó được lan truyền xa hơn.
  • Số quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
  • Số quốc gia công nhận độ nổi tiếng của nhãn hiệu.
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu

2. Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu của một tập thể hay tổ chức có quy mô lớn như tổng công ty, hợp tác xã, một hiệp hội…Nhãn hiệu tập thể giúp các thành viên của tổ chức đó phân biệt hàng hóa, dịch vụ của họ với sản phẩm của các cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức này.

Với nhãn hiệu tập thể, các thành viên trong tổ chức đó phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng của tổ chức, hiệp hội đó. Đồng thời, các thành viên chỉ được sử dụng nhãn hiệu tập thể để gắn lên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hay các giấy tờ giao dịch nếu họ tuân thủ các yêu cầu được đặt ra trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

3. Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được tạo ra bởi một chủ sở hữu để chứng minh được nguồn gốc, chất lượng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu chứng nhận giúp các cá nhân, tổ chức nâng cao độ uy tín của hàng hóa, đồng thời tạo sự tin tưởng vững chắc cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. 

Để sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, cá nhân hoặc tổ chức cần cung cấp các thông tin sau: 

  • Nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ, sản phẩm được làm từ nguyên liệu nào.
  • Cách chế biến, sản xuất để tạo nên sản phẩm, dịch vụ cung cấp nhu cầu gì của người tiêu dùng.
  • Sự đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng dịch vụ, hàng hóa như thế nào.

Và cũng tùy thuộc vào quy định tiêu chuẩn của chủ sở hữu nhãn hiệu để sản phẩm được chứng nhận có đủ điều kiện để lưu hành, sử dụng hay không. Nhãn hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn, nhãn hiệu Trà Tân An, nhãn hiệu Rượu Ba Kích Quảng Ninh…cũng là những những nhãn hiệu chứng nhận nổi tiếng.

  • Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu có cùng một chủ thể đăng ký, hay nói cách khác chúng có cùng một chủ sở hữu. Các nhãn hiệu này được dùng cho nhiều hàng hóa, dịch vụ có điểm tương đồng về tính năng, công dụng… Hoặc những nhãn hiệu trùng hoặc có nét giống với nhãn hiệu đã có trước đó cũng được gọi là nhãn hiệu liên kết.

Ví dụ: Trung tâm mua sắm Vincom, khu vui chơi giải trí Vinpearl, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec hay hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông Vinschool…đều là các nhãn hiệu liên kết. Các nhãn hiệu này có điểm chung là đều bắt đầu bằng “Vin”, thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Vingroup nổi tiếng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Đăng vào ngày: 08/07/2024

Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến […]

Xem thêm
Cần phải lưu ý điều gì khi tạo dựng nhãn hiệu

Cần phải lưu ý điều gì khi tạo dựng nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 05/07/2024

Việc tạo dựng nhãn hiệu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, đây được xem là nhân tố trọng điểm trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty. Do đó, khi bắt đầu lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý: Kiểm tra điều kiện đăng ký bảo hộ […]

Xem thêm
Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 03/07/2024

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới kéo theo sự phong phú, đa dạng về số lượng và chất lượng của hàng hoá. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc củng cố, nâng cấp sản phẩm của chính mình. Cũng chính vì […]

Xem thêm
Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu”

Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu”

Đăng vào ngày: 29/06/2024

“Đầu cơ”  là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu […]

Xem thêm