Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?
Thblaw.com.vn
-
Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến […]
Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành đăng ký sớm nhất có thể. Để cẩn trọng hơn, trong quá trình chuẩn bị ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu, Chủ sở hữu thật sự cần đảm bảo các bên có thể được biết đến nhãn hiệu phải ký cam kết bảo mật thông tin hoặc các hợp đồng với mình để có căn cứ chứng minh về việc biết đến nhãn hiệu trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó, nếu nhãn hiệu chưa được đăng ký thì chủ sở hữu cần theo dõi chặt chẽ công báo sở hữu trí tuệ để có thể phát hiện kịp thời nhãn hiệu của mình có bị đăng ký bởi một bên khác hay không. Nếu nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu có thể tiến hành đơn phản đối yêu cầu không cấp văn bằng cho đơn đăng ký đó. Nếu nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ, các chủ sở hữu thực sự sẽ phải nộp yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu. Thực tế việc theo đuổi yêu cầu hủy bỏ sẽ tốn kém và mất thời gian hơn nhiều so với một việc phản đối đơn.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về tiêu chí đánh giá “không trung thực”. Vì vậy, cần có các quy định rõ ràng về vấn đề này để Chủ sở hữu có thể dựa vào để cung cấp các tài liệu chứng minh cũng như cơ quan chức năng thống nhất, thuận tiện trong quá trình giải quyết phản đối đơn cũng như huỷ bỏ văn bằng.
Đăng ký nhãn hiệu không trung thực là hành vi thực hiện đăng ký nhãn hiệu với mục đích không phù hợp hoặc có động cơ trục lợi từ hành vi này. Luật sở hữu trí tuệ không quy định rõ của hành vi này, tuy nhiên có quy định rải rác trong các điều luật. Vậy, những hành vi nào được xem là đăng ký nhãn hiệu không trung thực?
Không sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký được xem là một trong những trường hợp cần lưu ý. Chỉ tính riêng nhãn hiệu đã đăng ký không sử dụng trong kinh doanh thì chưa đủ điều kiện để xác định đây là trường hợp không trung thực hay không. Tuy nhiên, căn cứ “không sử dụng” vẫn được đặt ra để xác định đơn đăng ký có thuộc những trường hợp vi phạm hay không. Việc có hay không có động cơ thiếu trung thực tại thời điểm nộp đơn một phần sẽ dựa vào vấn đề này. Khi nhãn hiệu được nộp đơn bởi một chủ thể nào đó mà không sử dụng thực tế cho hoạt động thương mại thì rất có thể việc nộp đơn là có động cơ không trung thực.
Một trong những biểu hiện khác của động cơ là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Xác định phạm vi là công đoạn đăng ký những danh mục hàng hóa, dịch vụ. Không trung thực trong giai đoạn này là đăng ký thừa những danh mục sản phẩm. Tức về thực tế cũng như về chiến lược kinh doanh lâu dài, doanh nghiệp chưa sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đăng ký.
Ngoài ra còn một số trường hợp bị đánh giá là thuộc những hành vi không trung thực như cung cấp thông tin sai lệch trong đơn. Đơn đăng ký nhãn hiệu là căn cứ duy nhất để Cục thẩm định khả năng bảo hộ nhãn hiệu. Mọi thông tin cung cấp trong đơn đều phải chính xác và phù hợp với các tài liệu kèm theo cũng như thực tế kinh doanh nhãn hiệu. Nếu phát hiện ra bất cứ thông tin nào có dấu hiệu không đúng thì sẽ được xác định là hành vi đăng kí nhãn hiệu không trung thực.
Quy định về việc đăng ký nhãn hiệu không trung thực (dụ ý xấu) nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ sở hữu nhãn hiệu thực sự và là cơ sở để các chủ sở hữu nhãn hiệu có căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đòi lại quyền sở hữu nhãn hiệu một cách hợp pháp. Pháp luật Việt Nam có quy định về trường hợp nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trên cơ sở “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực” tại điều 95 Luật sở hữu trí tuệ. Hay nói cách khác, nếu như một bên đăng ký chỉ vì dụng ý xấu, nhằm thu lợi bất chính từ buộc Chủ sở hữu nhãn hiệu phải mua lại nhãn hiệu mà không có sử dụng nhãn hiệu trên thực tế thì sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng 5 năm, Chủ sở hữu có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực. So với việc chứng minh “không trung thực” thì việc chứng minh “không sử dụng” có thể thuận tiện hơn nhưng quá trình này vẫn gây ra tốn kém về thời gian và chi phí thực hiện. Do đó, pháp luật Việt Nam cũng nên cân nhắc việc yêu cầu nộp bằng chứng sử dụng trên thực tế như tại một số quốc gia hiện nay như Mỹ, Philippines… và trong trường hợp không nộp được bằng chứng sử dụng trên thực tế thì nhãn hiệu sẽ ngay lập tức bị chấm dứt hiệu lực thay vì chờ bên thứ ba nộp yêu cầu chấm dứt.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 01/10/2024
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ rất nhiều thông tin trên nhãn mác và bao bì sản phẩm, do đó khi quyết định gắn nhãn mác, bao bì cho sản phẩm cần phải xem xét kĩ các thông tin bảo hộ và cần biết bảo hộ như thế nào, vào […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 30/09/2024
Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu, logo, thương hiệu đã trở nên rất phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Tại Việt Nam mỗi năm trung bình có khoảng trên 30.000 đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/09/2024
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ, là một tài sản vô hình gắn liền với một loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đang trở nên phổ biến hiện nay, với các thủ đoạn ngày càng […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 27/09/2024
Trong thời đại cạnh tranh hiện nay, đăng ký nhãn hiệu độc quyền là việc hết sức quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Có rất nhiều lĩnh vực cần được đăng ký nhãn hiệu độc quyền từ sớm để giảm thiểu các rủi ro. Những kiến thức dưới đây sẽ giúp […]
Xem thêm