Trang chủ » Blog » Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

08/10/2024 - 56

Thblaw.com.vn

-

Với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được chú trọng cụ thể là quyền lợi của chủ sở hữu đối với tác phẩm hay tác giả sáng tạo ra tác phẩm rất được quan tâm và bảo vệ thông qua sự thừa nhận…

Với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được chú trọng cụ thể là quyền lợi của chủ sở hữu đối với tác phẩm hay tác giả sáng tạo ra tác phẩm rất được quan tâm và bảo vệ thông qua sự thừa nhận của pháp luật Việt Nam về bản quyền của chủ sở hữu và bảo hộ khỏi các hành vi xâm phạm. Để nhận được sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật trước hết cần phải có cái nhìn chung về bản quyền, vậy bản quyền là gì? 

Ảnh: Sưu tầm

Bản quyền ( hay quyền tác giả ) là một thuật ngữ pháp lý để chỉ bản quyền tác giả và còn là một hình thức của luật sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ các sản phẩm sáng tác nguyên gốc. Bản quyền thường có được ngay tại thời điểm khi tác giả tạo ra tác phẩm của riêng mình. Để trở thành một tác phẩm có bản quyền thì tác phẩm đó phải là tác phẩm trí óc do tác giả sáng tạo chứ không đơn thuần là sao chép hay ăn cắp ý tưởng từ các nguồn đã có trước và cần phải đáp ứng đủ điều kiện về lượng chất xám sáng tạo nhất định. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm: sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.

Có hai loại quyền cơ bản của bản quyền là:

  • Quyền kinh tế: cho phép người sở hữu hợp pháp nhận được lợi ích tài chính khi cho người khác sử dụng tác phẩm của mình
  • Quyền tinh thần: bảo vệ những lợi ích phi kinh tế cho tác giả

Đăng ký bản quyền (hay còn gọi là đăng ký quyền tác giả ) được hiểu là một thủ tục hành chính, được thực hiện bởi chủ sở hữu hay tác giả nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể Cục sở hữu trí tuệ để được công nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đăng ký. Khi được cơ quan nhà nước chấp thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký chủ sở hữu các tác phẩm có quyền sử dụng độc quyền sản phẩm đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đăng ký bản quyền giúp chủ sở hữu chống lại các hành vi sử dụng trái phép sản phẩm như sao chép, trộm cắp hay làm dụng tác phẩm đó để thực hiện hành vi xấu ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể. Ngoài ra, việc làm này còn giúp còn giúp các sản phẩm có giá trị, công sức sáng tạo của các chủ thể tạo ra sản phẩm được công nhận.

Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Trên thực tế, việc đăng ký bản quyền nhằm mục đích được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền của chủ sở hữu và giá trị của các tác phẩm. Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì việc đăng ký bản quyền không bắt buộc. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho bản thân của chủ thể là chủ sở hữu hay là tác giả của các tác phẩm nên thực hiện đăng ký bản quyền. Khi bản quyền được đăng ký chủ thể sẽ sẽ được pháp luật công nhận với các quyền lợi cụ thể như sau : 

  • Đăng ký bản quyền sẽ chứng minh được quyền sở hữu của chủ thể với các sản phẩm do mình sáng tác khi xảy ra các tranh chấp với các bên đối thủ cạnh tranh;
  • Được nhà nước công nhận và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của chủ sở hữu;
  • Có quyền tuyên bố sở hữu hợp pháp đối với các tác phẩm của mình, tránh các hành vi xâm phạm với mục đích thu lợi nhuận;
  • Chủ sở hữu toàn quyền quyết định đối với sản phẩm của mình như có thể bán lại hoặc nhượng quyền cho các bên khác kiếm thêm lợi nhuận;
  • Việc đăng ký bản quyền là một việc giúp chứng nhận cho công sức, sáng tạo của chủ thể tạo ra sản phẩm, là sự động viên, khích lệ tinh thần cho người sáng tạo;
  • Khi xảy ra các tranh chấp hay có các hành vi sử dụng trái phép sản phẩm, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày nay, các hành vi vi phạm bản quyền ngày càng xuất hiện nhiều, vì thế việc đăng ký bản quyền không những giúp người sáng tạo ra sản phẩm tránh được những hành vi không đáng có trong tương lai ,mà còn được pháp luật bảo hộ quyền của chủ thể đối với sản phẩm của mình. Chủ sở hữu nên thực hiện đăng ký bản quyền tuy đây không phải là một việc bắt buộc nhưng lại là việc rất cần thiết và quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho chủ thể.

Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Sử dụng phần mềm không có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền ?

Sử dụng phần mềm không có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền ?

Đăng vào ngày: 21/01/2025

Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền đang ngày càng gia tăng và là vấn đề rất phổ biến, điều này đã gây ra những rắc rối cho các cá nhân và tổ chức. Phần lớn có rất nhiều trường hợp vi phạm họ đều nhận thức được hành vi vi…

Xem thêm
Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

Đăng vào ngày: 18/01/2025

Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ở chỗ: Không có quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi…

Xem thêm
Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 16/01/2025

Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 14/01/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm