Trang chủ » Blog » Tác phẩm khuyết danh có được xem là thuộc về công chúng không?

Tác phẩm khuyết danh có được xem là thuộc về công chúng không?

13/02/2025 - 36

Thblaw.com.vn

-

Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, pháp luật đã có những quy định cụ thể và chỉ rõ các đối tượng được quyền bảo hộ. Tuy vậy, từ xưa đến nay vẫn luôn xuất hiện những bài văn, thơ… mà không rõ tác giả,…

Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, pháp luật đã có những quy định cụ thể và chỉ rõ các đối tượng được quyền bảo hộ. Tuy vậy, từ xưa đến nay vẫn luôn xuất hiện những bài văn, thơ… mà không rõ tác giả, thậm chí là còn có nhiều sản phẩm được đánh giá có tính nghệ thuật và giá trị văn học cao. Vậy, pháp luật sẽ làm thế nào để bảo vệ những tác phẩm này? Ai được làm chủ sở hữu của những tác phẩm như vậy?

Ảnh: Sưu tầm

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2023/NĐ-CP ghi nhận như sau: Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.”

Căn cứ tại Điều 41 và Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể như sau:

“Điều 41. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền
…….
2. Tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định. Khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền tác giả của tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng được xác định theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là Nhà nước[52]
…..
2. Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:
b) Tác phẩm khuyết danh cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được xác định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này.”

Như vậy, từ các quy định trên, có thể hiểu rằng Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong trường hợp tác phẩm không có tổ chức, cá nhân nào quản lý và ngoài Nhà nước pháp luật còn quy định một chủ thể khác quản lý tác phẩm khuyết danh là tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm.

Mặt khác, tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu và Nhà nước sẽ là đại diện quản lý tác phẩm khuyết danh nếu không có tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định.

Vậy tác phẩm khuyết danh có thuộc về công chúng không? Tác phẩm thuộc về công chúng là tác phẩm kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Cụ thể:

  • Tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định.
  • Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm khuyết danh trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định.

Vì vậy, tác phẩm khuyết danh đang trong thời hạn bảo hộ và được Nhà nước đại diện quản lý hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, nhận chuyển nhượng được hưởng quyền của chủ sở hữu không thuộc về công chúng. Khi hết thời hạn bảo hộ, tác phẩm khuyết danh sẽ thuộc về công chúng.

Bên cạnh đó, tác phẩm khuyết danh được Nhà nước đại diện quản lý  hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, nhận chuyển nhượng sẽ có những quyền lợi đi kèm. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, quyền liên quan.

Ngoài ra, dù chưa xác định được danh tính tác giả của tác phẩm khuyết danh nhưng khi tác phẩm khuyết danh đáp ứng các điều kiện pháp luật đặt ra để được bảo hộ quyền tác giả thì lúc này tác phẩm khuyết danh đó vẫn được bảo hộ quyền tác giả. Cũng như các loại hình tác phẩm khác, quyền tác giả của tác phẩm khuyết danh cũng được phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm khuyết danh đó được định hình và thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh cũng áp dụng theo quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo đó, quyền tác giả gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản. Tùy thuộc vào tính chất cũng như ảnh hưởng của các quyền này đối với lợi ích của tác giả và lợi ích xã hội, pháp luật quyền tác giả phân biệt hại loại quyền có thời hạn bảo hộ khác nhau:

Thứ nhất, các quyền được bảo hộ vô thời hạn. Khoản 1 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.” Tác phẩm được coi như đứa con tinh thần của tác giả, là sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của các tác giả ra bên ngoài. Bởi vậy quyền nhân thân luôn gắn liền với tác giả, kể cả khi tác giả chết hay đã chuyển giao quyền tác giả đó cho người khác. Pháp luật ghi nhận các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Đối với quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, mặc dù vẫn nằm trong nhóm các quyền nhân thân nhưng đây là quyền nhân thân có thể chuyển giao và luôn gắn liền với thực hiện các quyền tài sản, do đó, thời hạn bảo hộ các quyền này được xác định giống như các quyền tài sản.

Thứ hai, các quyền được bảo hộ có thời hạn. Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền nhân thân có thể chuyển dịch và quyền tài sản. Theo đó, điểm a khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

“a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Theo đó, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trường hợp tác phẩm khuyết danh xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

________________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quyền tác giả có khác với bản quyền hay không?

Quyền tác giả có khác với bản quyền hay không?

Đăng vào ngày: 17/03/2025

Bản quyền và quyền tác giả thực chất đều có chung một ý nghĩa. Hệ thống các văn bản pháp lý tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là “quyền tác giả”. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm của mình sáng tạo…

Xem thêm
Tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể là gì?

Tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể là gì?

Đăng vào ngày: 14/03/2025

Ngày nay, việc cải biên, chuyển thể tác phẩm diễn ra hết sức phong phú, đa dạng ví dụ như chuyển từ tác phẩm truyện thành phim. Hoạt động này góp phần cho đời sống văn hóa nghệ thuật trở nên sinh động hơn. Vậy cải biên tác phẩm, chuyển thể tác phẩm là gì?…

Xem thêm
Tác phẩm được sáng tạo dựa trên một tác phẩm khác có được bảo hộ quyền tác giả?

Tác phẩm được sáng tạo dựa trên một tác phẩm khác có được bảo hộ quyền tác giả?

Đăng vào ngày: 13/03/2025

1. Sáng tạo dựa trên một tác phẩm khác có phải là tác phẩm phái sinh? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định thuật ngữ tác phẩm phái sinh như sau: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một…

Xem thêm
Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 28/02/2025

Trong quá trình cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã có những hành xâm phạm quyền đối của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp thì pháp luật sở hữu trí tuệ…

Xem thêm