Trang chủ » Blog » Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được bảo hộ như thế nào ?
Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được bảo hộ như thế nào ?
18/02/2025 - 28
Thblaw.com.vn
-
Quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sáng tạo. Không chỉ ở trong nước, quyền tác giả có yếu tố nước ngoài cũng được quan tâm. Vậy, vấn đề về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài thế nào? 1. Quyền tác giả có yếu…
Quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sáng tạo. Không chỉ ở trong nước, quyền tác giả có yếu tố nước ngoài cũng được quan tâm. Vậy, vấn đề về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài thế nào?
Ảnh: Sưu tầm
1. Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là gì? Ai có quyền đăng ký quyền tác giả?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền cả tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo đó, có thể hiểu quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.
Trong đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm:
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 663 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cụ thể bao gồm các quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc và các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hoặc và quan hệ mà các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015, quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là một loại tài sản, do vậy quan hệ dân sự được hiểu bảo gồm cả quan hệ sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy có thể thấy quyền tác giả có yếu tố nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Thứ nhất, chủ thể của quan hệ quyền tác giả phải là cá nhân nước ngoài (bao gồm người mang quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch (Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung 2014), hoặc pháp nhân nước ngoài: có tư cách pháp nhân và thành lập, công nhận theo pháp luật nước ngoài, hoặc người định cư ở nước ngoài bao gồm người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam.
– Thứ hai, nếu chủ thể của quyền quyền tác giả là các công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức Việt Nam thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quan hệ quyền quyền tác giả xảy ra ở nước ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Do do các quan hệ của các bên là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam phát sinh chấm dứt quan hệ về quyền tác giả tại cơ quan đại diện không được xem là có yếu tố nước ngoài.
– Thứ ba, các bên tham gia là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng quan hệ quyền tác giả tại ở nước ngoài .
Theo đó có thể đưa ra khái niệm quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là quyền tác giả của tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài được công nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế.
2. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài thế nào?
Bảo hộ quyền tác giả là những cách thức, biện pháp được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng nhằm tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, xác lập quyền chủ thể đối với đối tượng và quyền tác giả tương ứng và bảo vệ quyền này trước bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ 3.
2.1 Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài
Theo đó, nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được chia làm 02 trường hợp:
– Tác phẩm bảo hộ theo quy định của Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, trường hợp này sẽ áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh việc bảo hộ quyền tác giả.
Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của các Điều ước quốc tế: Công ước Bern, Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ….
– Trường hợp không có Điều ước quốc tế điều chỉnh: Việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài lại Việt Nam được tiến hành trong các trường hợp sau:
+ Tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam;
+ Tác phẩm được công bố tại Việt Nam sau thời hạn 30 ngày, kể từ khi tác phẩm được công bố ở các quốc gia khác.
2.2 Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Tác giả là công dân Việt Nam có tác phẩm, công trình chưa công bố ở trong nước mà được sử dụng lần đầu tiên dưới bất kỳ hình thức nào ở nước ngoài cũng sẽ được hưởng quyền tác giả ở nước sử dụng tác phẩm đó. Theo Điều 774 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài: “Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Ngoài ra Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác cũng được bảo hộ tại Việt Nam.
Việc bảo hộ quyền tác giả của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng được thực hiện theo các điều ước quốc tế đa phương và song phương.
2.3 Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo pháp luật quốc tế
Hiện có các hình thức để bảo hộ quốc tế quyền tác giả như sau:
– Kí kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế đa phương, như: Công ước Berne 1886, hiệp định TRIPs 1994, hiệp ước WPPT 1994…
– Kí kết điều ước song phương như: Hiệp định giữa Việt Nam – Hoa Kỳ 1997, hiệp định giữa Việt Nam – Thụy Sĩ 1999…
– Bảo hộ theo nguyên tắc có đi có lại: Các bên giành cho nhau sự bảo hộ đối với tác phẩm của công dân mỗi bên.
Ví dụ về bảo hộ quyền tác giả theo Công ước Berne:
– Nguyên tắc bảo hộ theo Công ước Berne:
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment): Theo khoản 1 Điều 5 Công ước Berne, mỗi quốc gia thành viên sẽ dành sự bảo hộ cho các tác phẩm văn hoc, nghệ thuật và khoa học của công dân quốc gia thành viên khác của Công ước tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân chính quốc gia mình.
+ Nguyên tắc bảo hộ tự động (Automatic Protection): Quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm định hình dưới một dạng vật chất nhất định mà không lệ thuộc vào bất kì thủ tục nào (khoản 2 Điều 5). Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền.
+ Nguyên tắc bảo hộ độc lập (Independence of Proctection): Việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước là độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm (khoản 2 Điều 5).
+ Nguyên tắc bảo hộ tối thiểu: Các quốc gia thành viên khi bảo hộ cho các tác phẩm có xuất xứ từ các quốc gia thành viên phải đảm bảo ít nhất các tiêu chuẩn được quy định trong Công ước.
– Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: Các tác phẩm gốc trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học; Các tác phẩm phái sinh; Các tuyển tập tác phẩm văn học và nghệ thuật.
– Điều kiện bảo hộ: Một tác phẩm muốn được bảo hộ phải thỏa mãn 2 tiêu chí: Quốc tịch của tác giả và nơi công bố tác phẩm lần đầu tiên.
– Các quyền được bảo hộ:Quyền kinh tế (Economic Rights), quyền tinh thần (Moral Rights) và quyền tiếp theo (Droit de suit).
– Thời hạn bảo hộ: Bắt đầu từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và tiếp tục cho đến một khoảng thời gian sau khi tác giả chết. Có 2 nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ theo đời người và không dựa theo đời người.
Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó, tuy nhiên các quốc gia tuân thủ Công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn.
– Hiệu lực hồi tố: Công ước bảo hộ cả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học tồn tại trước khi Công ước có hiệu lực tại nước xuất xứ tác phẩm nếu nó chưa hết thời gian bảo hộ theo quy định từ trước của quốc gia đó.
Trên đây là giải đáp về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
________________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Bản quyền và quyền tác giả thực chất đều có chung một ý nghĩa. Hệ thống các văn bản pháp lý tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là “quyền tác giả”. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm của mình sáng tạo…
Ngày nay, việc cải biên, chuyển thể tác phẩm diễn ra hết sức phong phú, đa dạng ví dụ như chuyển từ tác phẩm truyện thành phim. Hoạt động này góp phần cho đời sống văn hóa nghệ thuật trở nên sinh động hơn. Vậy cải biên tác phẩm, chuyển thể tác phẩm là gì?…
1. Sáng tạo dựa trên một tác phẩm khác có phải là tác phẩm phái sinh? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định thuật ngữ tác phẩm phái sinh như sau: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một…
Trong quá trình cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã có những hành xâm phạm quyền đối của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp thì pháp luật sở hữu trí tuệ…