Trang chủ » Blog » Tổng quan về tập đoàn kinh tế, tổng công ty

Tổng quan về tập đoàn kinh tế, tổng công ty

16/04/2023 - 93

Thblaw.com.vn

-

 Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển kéo theo đó là sự thành lập của nhiều mô hình, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty dần trở nên phổ biến tuy nhiên pháp luật hiện […]

 Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển kéo theo đó là sự thành lập của nhiều mô hình, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Vài năm trở lại đây, sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty dần trở nên phổ biến tuy nhiên pháp luật hiện hành vẫn chưa có nhiều quy định cụ thể về tập đoàn kinh tế, tổng công ty. 

  • Khái niệm về tập đoàn kinh tế, tổng công ty

    Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về khái niệm tập đoàn kinh tế, tổng công ty như sau: “ Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.” 

  • Đặc điểm tập đoàn kinh tế, tổng công ty

    Đặc điểm của tập đoàn kinh tế, tổng công ty : 

  • Thứ nhất, tập đoàn kinh tế, tổng công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các pháp nhân.

     Pháp nhân thành viên tập đoàn, tổng công ty có thể là pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại. Trong đó, pháp nhân thương mại là các công ty hoạt động dưới mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần; pháp nhân phi thương mại là các cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc thực hiện các nhiệm vụ xã hội của tập đoàn, tổng công ty. Liên kết giữa các pháp nhân trong tập đoàn, tổng công ty được quy định tại các hợp đồng liên kết.

     Liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty hoàn toàn khác với liên kết giữa các thành viên trong công ty. Liên kết giữa các thành viên trong công ty là liên kết hình thành từ quan hệ đầu tư góp vốn để trở thành đồng sở hữu chung của công ty, giữa các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ, hoàn toàn độc lập về tư cách pháp lý, quản lý và điều hành.

  • Thứ hai ,tập đoàn kinh tế, tổng công ty là tổ hợp có danh tính và không có tư cách pháp nhân

    Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là một tổ hợp có danh tính, danh tính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty để chỉ một tập hợp các pháp nhân độc lập, hoạt động trên cơ sở liên kết chặt chẽ vì lợi ích kinh tế. Danh tính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty để phân biệt giữa một tập hợp pháp nhận với các pháp nhân trong tập đoàn và phân biệt với tập hợp pháp nhân khác. Danh tính của tập đoàn kinh tế được coi là quyền tài sản . 

   Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có tư cách pháp nhân dựa trên các yếu tố :

  • Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có tài sản độc lập mà được hình thành từ sự liên kết của các pháp nhân độc lập nhưng không xuất phát từ việc thực hiện góp vốn chung. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không tiếp nhận sự chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ các pháp nhân thành viên, do đó không hình thành tài sản riêng. 
  • Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có năng lực pháp lý. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là tập hợp của nhiều pháp nhân, mỗi pháp nhân là một chủ thể pháp lý với năng lực pháp lý đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ pháp luật. Sự tập hợp của các pháp nhân trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty không hướng đến việc hình thành một tổ chức kinh tế mới tham gia thị trường mà thực hiện quá trình liên kết nhằm tối đa hoá lợi ích của từng pháp nhân kinh doanh độc lập. 
  • Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không chịu trách nhiệm tài sản. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có tài sản riêng, không thể chịu trách nhiệm tài sản. Mặt khác, tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có năng lực pháp lý, không nhân danh chính mình thực hiện các giao dịch dân sự hay thương mại. 
  • Thứ ba, về cơ cấu tổ chức tập đoàn kinh tế, tổng công ty 

     Cơ cấu tổ chức tập đoàn nhằm giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa các công ty trong tập đoàn, tổng công ty. Cơ cấu tổ chức tập đoàn phải xác định cụ thể vấn đề quyền hạn, trách nhiệm, phân cấp quản lý. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thường hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Tùy thuộc vào số lượng thành viên, mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty có thể đơn giản hoặc phức tạp được chia chủ yếu thành các mô hình như sau: 

  • Mô hình 1: cấu trúc đơn giản (Mô hình đầu tư đơn cấp). 
  • Mô hình 2: cấu trúc đầu tư đa cấp đơn giản. 
  • Mô hình 3: cấu trúc đầu tư đa cấp sở hữu chéo. 
  • Thứ tư ,  tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn về quy mô, sử dụng nhiều lao động, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành

    Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có sự tích tụ về vốn của các công ty trong tập đoàn, bao gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty thành viên, công ty liên kết. Quy mô vốn của tập đoàn, tổng công ty được hình thành từ một quá trình tích tụ lâu dài, thông qua hoạt động thu hút nhà đầu tư và thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Quy mô vốn lớn tạo ra cho tập đoàn, tổng công ty năng lực cạnh tranh hiệu quả, phát triển đầu tư công nghệ, chuyên môn hoá sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành, gia tăng lợi nhuận, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển của từng công ty trong tập đoàn, tổng công ty nói riêng và toàn bộ tập đoàn, tổng công ty nói chung.

  • Hình thức liên kết trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty 
  • Liên kết về vốn trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

    Liên kết vốn là hình thức liên kết chủ yếu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty tại Việt Nam.  Liên kết này được hình thành từ quá trình đầu tư của công ty này nhằm sở hữu cổ phần, phần vốn góp trong công ty khác. Hoạt động đầu tư bao gồm góp vốn thành lập công ty, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong công ty. Liên kết vốn thường mang tính chi phối mạnh và là liên kết chủ yếu của mô hình công ty mẹ – công ty con trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

  • Liên kết về quyền sở hữu công nghiệp trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

     Có hai hình thức liên kết quyền sở hữu công nghiệp trong tập đoàn kinh tế đó là:

        +, Liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp;

Liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp được hình thành khi các công ty cùng nhau thực hiện việc nghiên cứu thành công, các công ty cùng nhau đăng ký và thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

       +, Liên kết giữa công ty sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và công ty được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Liên kết giữa công ty sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và công ty nhận chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được hình thành trên cơ sở hợp đồng chuyển giao đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

  • Liên kết về thị trường trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

     Liên kết này được  tổng công ty hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các công ty độc lập năm trong các khâu trong quá trình sản xuất (theo chiều dọc) và trên cùng thị trường liên quan (theo chiều ngang) và mang tính lâu dài, bền vững.

  • Liên kết kinh doanh tạo thành tổ hợp kinh doanh trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty

     Đây là hình thức liên kết giữa các công ty về nhãn hiệu, về địa điểm kinh doanh để tạo thành một sản phẩm hoặc một hệ thống cung cấp dịch vụ.

  • Các hình thức liên kết khác
  • Phân loại tập đoàn kinh tế, tổng công ty 

     Dựa trên nguyên nhân hình thành liên kết có thể chia mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành 02 loại cơ bản: 

  • Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước 

     Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được hình thành bằng quyết định hành chính. Quá trình hình thành liên kết không xuất phát từ nhu cầu phát triển mà do sự kết hợp cơ học từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thông thường hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Trong đó, công ty mẹ là công ty do nhà nước sở hữu 100% von hoặc công ty mẹ giữ quyền chi phối với tỉ lệ tối thiểu được luật quy định. Nhà nước giao cho cơ quan có trách nhiệm thực hiện hoạt động kinh doanh vốn nhà nước tiến hành thành lập công ty mẹ, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty mẹ, cử người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ. Công ty mẹ thành lập và giữ quyền chi phối các công ty con. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thường hoạt động ở những lĩnh vực kinh tế quan trọng của quốc gia.

  • Tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân.

     Tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân hình thành theo con đường tự nhiên, do nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp đạt được một quy mô nhất định, nhu cầu liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh xuất hiện, các doanh nghiệp thực hiện việc liên kết tạo thành các tổ hợp doanh nghiệp lớn (Tập đoàn kinh tế, tổng công ty). Các công ty trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân hoạt động độc lập, theo mô hình công ty được quy định trong hệ thống pháp luật về công ty. 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Đặt tên chi nhánh doanh nghiệp như thế nào cho đúng?

Đặt tên chi nhánh doanh nghiệp như thế nào cho đúng?

Đăng vào ngày: 16/04/2024

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Việc đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là việc làm cần thiết của doanh […]

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp có thực sự quan trọng

Đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp có thực sự quan trọng

Đăng vào ngày: 10/04/2024

Đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp là thủ tục thật sự cần thiết trong thời buổi kinh tế thị trường hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện nay hay không? Thủ tục này mang ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? Tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp […]

Xem thêm
6 điều cần biết về uỷ quyền doanh nghiệp

6 điều cần biết về uỷ quyền doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 02/04/2024

Ủy quyền là hoạt động phổ biến trong công tác quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng thực hiện ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không chú trọng tính pháp lý của việc ủy quyền thì việc ủy quyền đôi khi sẽ trở nên “vô […]

Xem thêm
Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 19/03/2024

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về đặt tên doanh nghiệp như sau:  – Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: + Loại hình doanh nghiệp; + Tên riêng. – Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu […]

Xem thêm