Trang chủ » Blog » 6 điều cần biết về uỷ quyền doanh nghiệp

6 điều cần biết về uỷ quyền doanh nghiệp

02/04/2024 - 19

Thblaw.com.vn

-

Ủy quyền là hoạt động phổ biến trong công tác quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng thực hiện ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không chú trọng tính pháp lý của việc ủy quyền thì việc ủy quyền đôi khi sẽ trở nên “vô […]

Ủy quyền là hoạt động phổ biến trong công tác quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng thực hiện ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không chú trọng tính pháp lý của việc ủy quyền thì việc ủy quyền đôi khi sẽ trở nên “vô nghĩa”. Để tránh sai sót trong thủ tục này, người uỷ quyền và người nhận uỷ quyền cần lưu ý một số điều dưới đây.

1.Có thể uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho ai?

Căn cứ tại Điều 2 NĐ 01/2021/NĐ-C quy định về những đối tượng được nhận uỷ quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp:

– Cá nhân;

– Tổ chức;

– Đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích;

– Đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích.

Như vậy, ngoài 02 trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo NĐ 78/2015/NĐ-CP là cá nhân và tổ chức, từ 04/01/2021, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã bổ sung thêm 02 trường hợp được ủy quyền đăng ký doanh nghiệp mới.

 2. Người nhận uỷ quyền thực hiện tất cả các công đoạn đăng ký kinh doanh

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“Người nộp hồ sơ là người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

Như vậy, người nhận uỷ quyền là người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là người trực tiếp làm việc với Phòng Đăng ký kinh doanh, bao gồm các công việc như: nộp hồ sơ, nhận giấy biên nhận, nộp phí, lệ phí…

Đối với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, người nhận uỷ quyền cần phải cung cấp những thông tin về số điện thoại, thư điện tử của mình để Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu và xác thực.

 3. Hồ sơ, tài liệu cần có khi uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp

Theo Điều 12 NĐ 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ khi để uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Đối tượng nhận uỷ quyền Hồ sơ
Trường hợp uỷ quyền cho cá nhân – Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền (CMND/CCCD/Hộ chiếu).

Trường hợp uỷ quyền cho tổ chức/đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích – Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;

– Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích Bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

4.  Văn bản uỷ quyền không bắt buộc phải công chứng

Theo khoản 1 Điều 12 NĐ 01/2021/NĐ-CP, trường hợp uỷ quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì phải có văn bản uỷ quyền.

Tuy nhiên, văn bản uỷ quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Lưu ý: Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử (khoản 1 Điều 45 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

5. Người nhận uỷ quyền phải tạo tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký kinh doanh qua mạng

Tại khoản 1 Điều 45 NĐ 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình.

Khoản 2 Điều 42 NĐ 01/2021/NĐ-CP cũng quy định, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để kê khai thông tin và tạo Tài khoản đăng ký kinh doanh.

Như vậy, người nhận uỷ quyền phải tạo lập tài khoản đăng ký kinh doanh cho mình để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử.

Lưu ý: – Các thông tin cá nhân được kê khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trên giấy tờ pháp lý của cá nhân;

– Một Tài khoản đăng ký kinh doanh chỉ được cấp cho một cá nhân.

– Hiện nay, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải kê khai và thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng.

6.  Giấy tờ cần mang khi nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hồ sơ đăng ký kinh doanh được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp thuận, người nộp hồ sơ phải tiếp có mặt để nhận kết quả.

Khi nhận kết quả, người nộp hồ sơ phải mang theo giấy tờ pháp lý cá nhân bản gốc và văn bản uỷ quyền để đối chiếu.

Tóm lại, uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp là một thủ tục nhỏ trong đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, ngoài việc uỷ quyền cho cá nhân, doanh nghiệp có thể uỷ quyền cho các tổ chức bưu chính để thực hiện thủ tục này.

Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Đặt tên chi nhánh doanh nghiệp như thế nào cho đúng?

Đặt tên chi nhánh doanh nghiệp như thế nào cho đúng?

Đăng vào ngày: 16/04/2024

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Việc đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là việc làm cần thiết của doanh […]

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp có thực sự quan trọng

Đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp có thực sự quan trọng

Đăng vào ngày: 10/04/2024

Đăng ký bảo hộ tên doanh nghiệp là thủ tục thật sự cần thiết trong thời buổi kinh tế thị trường hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện nay hay không? Thủ tục này mang ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? Tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp […]

Xem thêm
Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 19/03/2024

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về đặt tên doanh nghiệp như sau:  – Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: + Loại hình doanh nghiệp; + Tên riêng. – Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu […]

Xem thêm
Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số thay cho con dấu được hay không

Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số thay cho con dấu được hay không

Đăng vào ngày: 09/03/2024

Hiện nay không có quy định giải thích cụ thể con dấu doanh nghiệp là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Con dấu là đại diện pháp lý của doanh nghiệp, có […]

Xem thêm