Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm ?
Thblaw.com.vn
-
Để có thể hòa nhập với cuộc cách mạng công nghệ con người và máy móc hợp tác với nhau tạo nên những hoạt động hài hoà hay thậm chí máy móc sẽ dần thay thế đi vai trò của con người trong các hoạt động sản xuất vì thế các ngành như công nghệ…
Để có thể hòa nhập với cuộc cách mạng công nghệ con người và máy móc hợp tác với nhau tạo nên những hoạt động hài hoà hay thậm chí máy móc sẽ dần thay thế đi vai trò của con người trong các hoạt động sản xuất vì thế các ngành như công nghệ phần mềm ngày càng trở nên rất quan trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên ít ai biết rằng phần mềm cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Đăng ký bản quyền phần mềm cũng là cách bảo vệ chính tài sản của mình, giúp chủ sở hữu được sử dụng độc quyền phần mềm do mình sáng tạo ra.
Phần mềm thuộc một trong những loại đối tượng tài sản thuộc sở hữu trí tuệ của con người và có giá trị khai thác thương mại rất lớn. Việc đăng ký bản quyền phần mềm là có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ tài sản của các chủ sở hữu. Việc đăng ký này do chủ sở hữu thực hiện nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng và tránh các trường hợp sử dụng trái phép. Sau đây là một số lợi ích của việc đăng ký bản quyền phần mềm mà chủ sở hữu nên biết:
- Đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu phần mềm được toàn quyền sử dụng và quyết định đối với phần mềm do mình sáng tạo ra;
- Giúp chủ sở hữu chứng minh được quyền của mình và có thể ngăn chặn và xử lý được mọi hành vi xâm phạm quyền đối với sản phẩm phần mềm của các bên đối thủ;
- Việc đăng ký bản quyền phần giúp chủ sở hữu có thể tiến hành các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có nhu cầu;
- Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chủ sở hữu có thể bán lại bản quyền phần mềm cho bên khác để kiếm thêm lợi nhuận.
Các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của các sản phẩm hay là tác giả người sáng tạo ra tác phẩm phần mềm đều có quyền đăng ký bản quyền phần mềm. Ngoài ra, các cá nhân hay tổ chức người nước ngoài cũng có quyền thực hiện việc đăng ký này tại Việt Nam.
Vậy việc đăng ký bản quyền phần mềm có bắt buộc hay không?
Việc đăng ký bản quyền phần mềm là một việc rất quan trọng đối với chủ sở hữu. Tuy pháp luật không bắt buộc tác giả của các tác phẩm phải thực hiện đăng ký nhưng đây lại là căn cứ pháp lý chứng minh quyền với phần mềm khi có tranh chấp với bên thứ ba. Vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích của mình chủ sở hữu của sản phẩm hay tác giả sáng tạo nên tác phẩm phần mềm nên tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền phần mềm ngay sau khi phần mềm được hoàn thành càng sớm càng tốt. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả thì chủ sở hữu, tác giả phần mềm sẽ không phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra.
Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 21/01/2025
Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền đang ngày càng gia tăng và là vấn đề rất phổ biến, điều này đã gây ra những rắc rối cho các cá nhân và tổ chức. Phần lớn có rất nhiều trường hợp vi phạm họ đều nhận thức được hành vi vi…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/01/2025
Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ở chỗ: Không có quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 16/01/2025
Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/01/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm