Trang chủ » Blog » Review phim có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không ?
Review phim có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không ?
01/12/2024 - 23
Thblaw.com.vn
-
Hiện nay, việc review phim đang trở thành một hoạt động phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy liệu hành vi này có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả hay không? Thực tế, việc review phim cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người thực hiện. Vậy…
Hiện nay, việc review phim đang trở thành một hoạt động phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy liệu hành vi này có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả hay không? Thực tế, việc review phim cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người thực hiện. Vậy việc sử dụng tác phẩm một cách tự do để thu về lợi nhuận cá nhân liệu có được coi là hợp pháp hay không?
Review phim được hiểu là một video hoặc bài viết ngắn gọn, rõ ràng, nêu lên cảm nhận và đánh giá chủ quan của người xem về bộ phim mà không tiết lộ toàn bộ nội dung, chỉ chia sẻ một số tình tiết đặc sắc của phim. Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022, hành vi này có thể được xem là tạo ra tác phẩm phái sinh, vì “tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.”
Tuy nhiên, trên các nền tảng như YouTube và Facebook, có không ít video mang tiêu đề “review phim”, nhưng thực tế lại là những tóm tắt chi tiết toàn bộ nội dung phim. Điều này đã trở thành một lựa chọn phổ biến của người xem, khiến họ vô tình tiếp tay cho các hành vi vi phạm bản quyền.
Theo khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), việc sao chép tác phẩm mà không có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hơn nữa, việc review phim không nằm trong các trường hợp được phép sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần xin phép hoặc không phải trả tiền nhuận bút, như quy định tại Điều 25 và Điều 26 của bộ luật này. Hành vi review phim còn vi phạm khoản 10 Điều 28, cụ thể là hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua các phương tiện truyền thông và kỹ thuật số mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Do đó, căn cứ vào các quy định trên, hành vi review phim, đặc biệt là việc cắt ghép và tóm tắt phim rồi đăng tải lên mạng xã hội, có thể bị coi là vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả. Người thực hiện hành vi này đang hành động trái với quy định pháp luật.
Theo Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), hành vi review phim có thể bị xử lý hình sự với tội danh xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Cụ thể, người không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả mà cố ý sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; phân phối bản sao tác phẩm đến công chúng với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 300 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền tác giả từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng, có thể bị phạt tiền từ 50 đến 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
______________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề quyền tác giả trở nên ngày càng quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là khi chủ sở hữu quyền tác giả qua đời, liệu quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế hay không, và nếu có, người thừa…
Quyền tác giả bao gồm hai nhóm quyền chính là quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo các quy định pháp luật hiện hành, quyền tác giả có được coi là di sản thừa kế hay không và liệu người thừa kế có quyền thay đổi tên tác phẩm hoặc thực hiện các quyền…
Trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, tác phẩm báo chí và tin tức thời sự thuần túy là hai khái niệm thường xuyên được nhắc đến nhưng lại có những sự khác biệt rõ rệt về bản chất, mục đích và cách thức trình bày thông tin. Việc phân biệt giữa tác phẩm…
Mua bản quyền sách hay nói chính xác hơn chính là thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả của tác phẩm sách nào đó. Muốn sử dụng hợp pháp tác phẩm thì cần phải có được sự đồng ý của tác giả, có thể lấy được sự…