Trang chủ » Blog » Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

24/03/2024 - 102

Thblaw.com.vn

-

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mình gắn với bản gốc hoặc bản sao tác…

Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mình gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu, mã hiệu, ký hiệu thể hiện thông tin đó.

Các chủ thể quyền còn có thể áp dụng mọi biện pháp công nghệ khác để bảo vệ thông tin quản lý quyền (Điều 43 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

Điều 43 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định: 

Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật “.

Sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, dùng tài năng của mình để truyền tải những tinh hoa đó đến với công chúng không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của con người mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phá triển kinh tế – khoa học. Pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan nhằm bảo đảm quyền lợi cho những chủ thể trên. Quyền tự bảo vệ là một trong những quyền cơ bản trong quyền tác giả và quyền liên quan.

Để bảo vệ tác phẩm của mình, các chủ thể quyền tác giả đã sử dùng “biện pháp công nghệ bảo vệ – technological protection measures” (TPM),  là phần mềm, linh kiện và các thiết bị khác mà chủ sở hữu bản quyền sử dụng để bảo vệ tác phẩm, TPM có 2 loại chính là công nghệ kiểm soát quyền truy cập tác phẩm và công nghệ kiểm soát việc sử dụng tác phẩm (ii)

(i) Kiểm soát quyền truy cập là kiểm soát cách thức mà người dùng có thể xem, đọc, nghe hoặc tiếp cận khác về nội dung tác phẩm. Một số ví dụ về TPM kiểm soát quyền truy cập tác phẩm, như: mật khẩu, bức tường phí, giới hạn thời gian (ví dụ: thuê phim 48 giờ), giới hạn về số lượng người dùng đồng thời (ví dụ: sách điện tử trong thư viện), tính không tương thích có chọn lọc (ví dụ: đĩa CD sẽ đọc trong đầu đĩa CD, nhưng không đọc trong ổ đĩa CD máy tính),…

(ii) Kiểm soát quyền sử dụng cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả giới hạn hành vi của người dùng internet ngay cả khi họ đã truy cập được vào tác phẩm. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể giới hạn một tác phẩm có thể được xem, sao chép, truyền đạt, phát hoặc các hình thức sử dụng khác ở mức độ nhất định. Một số ví dụ về TPM kiểm soát quyền sao chép tác phẩm, như: tác phẩm chỉ đọc (sách điện tử), chặn tải xuống (nội dung phát trực tuyến), chặn sao chép (nhạc kỹ thuật số và phim), chặn in, ghi nhãn và hình mờ lên tác phẩm,…

Hiện nay, nhiều TPM không chỉ dừng lại ở phân loại nói trên mà có những TPM có cả chức năng kiểm soát quyền truy cập và kiểm soát quyền sao chép.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được bảo hộ như thế nào ?

Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được bảo hộ như thế nào ?

Đăng vào ngày: 18/02/2025

Quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sáng tạo. Không chỉ ở trong nước, quyền tác giả có yếu tố nước ngoài cũng được quan tâm. Vậy, vấn đề về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài thế nào? 1. Quyền tác giả có yếu…

Xem thêm
Sử dụng tác phẩm đã công bố có phải trả nhuận bút không?

Sử dụng tác phẩm đã công bố có phải trả nhuận bút không?

Đăng vào ngày: 17/02/2025

Thực tế có rất nhiều trường hợp sử dụng, sao chép các tác phẩm đã công bố mà không biết có phải xin phép hay trả thù lao cho tác giả hay không. Dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Vậy pháp luật quy định về việc sử dụng tác phẩm đã công…

Xem thêm
Tác phẩm khuyết danh có được xem là thuộc về công chúng không?

Tác phẩm khuyết danh có được xem là thuộc về công chúng không?

Đăng vào ngày: 13/02/2025

Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, pháp luật đã có những quy định cụ thể và chỉ rõ các đối tượng được quyền bảo hộ. Tuy vậy, từ xưa đến nay vẫn luôn xuất hiện những bài văn, thơ… mà không rõ tác giả,…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 10/02/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm