Trang chủ » Blog » Quyền tác giả có đồng thời được chuyển giao khi tác giả bán phẩm văn học của mình cho người khác không ?
Quyền tác giả có đồng thời được chuyển giao khi tác giả bán phẩm văn học của mình cho người khác không ?
09/01/2025 - 36
Thblaw.com.vn
-
Việc mua bán, tặng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật là điều diễn ra ngày càng phổ biến. Bản quyền chính là quyền tác giả, việc bảo hộ quyền tác giả là cách để pháp luật bảo vệ quyền lợi của những người tạo ra tác phẩm và giá trị của tác phẩm…
Việc mua bán, tặng cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật là điều diễn ra ngày càng phổ biến. Bản quyền chính là quyền tác giả, việc bảo hộ quyền tác giả là cách để pháp luật bảo vệ quyền lợi của những người tạo ra tác phẩm và giá trị của tác phẩm đó. Vậy quyền tác giả có đồng thời được chuyển giao khi tác giả bán phẩm văn học của mình cho người khác không?
Ảnh: Sưu tầm
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, “ quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Theo Điều 13 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, các đối tượng có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả theo các quy định từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022. Cụ thể: Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả; Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả; Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế; Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền; Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Những đối tượng này được coi là có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao quyền tác giả đối với tác phẩm văn học được quy định tại Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo đó: “1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển giao quyền tác giả của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định pháp luật, theo đó căn cứ Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, theo đó: “2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng quyền nhân thân quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật này. Người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.”
Như vậy, sau khi chuyển nhượng thì người nhận chuyển nhượng là chủ sở hữu đối với quyền tác giả đó, được hưởng các quyền về tài sản đối với tác phẩm văn học đó. Nhưng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 19 không được chuyển giao nên vẫn thuộc về tác giả của tác phẩm. Do đó, trong trường hợp bán tác phẩm thì không đồng nghĩa với việc toàn bộ quyền tác giả được chuyển giao.
Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sáng tạo. Không chỉ ở trong nước, quyền tác giả có yếu tố nước ngoài cũng được quan tâm. Vậy, vấn đề về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài thế nào? 1. Quyền tác giả có yếu…
Thực tế có rất nhiều trường hợp sử dụng, sao chép các tác phẩm đã công bố mà không biết có phải xin phép hay trả thù lao cho tác giả hay không. Dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Vậy pháp luật quy định về việc sử dụng tác phẩm đã công…
Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, pháp luật đã có những quy định cụ thể và chỉ rõ các đối tượng được quyền bảo hộ. Tuy vậy, từ xưa đến nay vẫn luôn xuất hiện những bài văn, thơ… mà không rõ tác giả,…
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…