Trang chủ » Blog » Quy định pháp luật về việc sử dụng bản quyền phần mềm
Quy định pháp luật về việc sử dụng bản quyền phần mềm
22/10/2024 - 57
Thblaw.com.vn
-
Sự xuất hiện của công nghệ thông tin thực sự đã đem đến rất nhiều thành tựu làm thay đổi xã hội, đồng thời mang khái niệm bản quyền phần mềm lên một tầm cao mới. Một trong những biện pháp để bảo vệ “tác phẩm” tốt nhất là thực hiện thủ tục đăng ký…
Sự xuất hiện của công nghệ thông tin thực sự đã đem đến rất nhiều thành tựu làm thay đổi xã hội, đồng thời mang khái niệm bản quyền phần mềm lên một tầm cao mới. Một trong những biện pháp để bảo vệ “tác phẩm” tốt nhất là thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Vậy quy định sử dụng, thủ tục đăng ký, thời hạn và lưu ý khi đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm như thế nào?
Bản quyền phần mềm là quyền pháp lý được cấp cho người hoặc tổ chức sáng tạo ra một phần mềm để kiểm soát việc sao chép, phân phối và sử dụng phần mềm đó. Quyền bản quyền phần mềm cho phép chủ sở hữu quyết định những hoạt động liên quan đến phần mềm, bao gồm việc phân phối, bán, cho thuê, sửa đổi và phát triển. Phần mềm được bảo vệ theo quy định của pháp luật tác giả tại Việt Nam qua việc đăng ký bản quyền. Sự bảo hộ này bắt đầu từ thời điểm phần mềm được tạo ra, trong một hình thức vật chất cụ thể và có tính nguyên gốc. Việc đăng ký bản quyền phần mềm không chỉ là việc thủ tục pháp lý đơn thuần mà còn là một biện pháp hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn và quyền lợi của bạn trong môi trường kỹ thuật số phức tạp ngày nay.
Bản quyền phần mềm được sử dụng bởi 2 đối tượng: Các nhà phát triển phần mềm và các công ty phần mềm độc quyền. Việc đăng ký bản quyền nhằm ngăn chặn hành vi sao chép dữ liệu phần mềm của họ mà không được sự cho phép. Đây là biện pháp bảo hệ hợp pháp đối với các mã máy có thể đọc được. Các chương trình phần mềm đã đăng ký bản quyền được coi như các tác phẩm văn học hữu hình và cố định.
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam mà điển hình là Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 đã định nghĩa rõ về đối tượng này. Dựa theo khoản 1 Điều 22 Luật này, phần mềm máy tính sẽ có tên gọi pháp lý là chương trình máy tính – là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Còn về khía cạnh bản quyền, đây là cách gọi khác của quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm. Quyền tác giả được định nghĩa là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy có thể hiểu một cách khái quát về khái niệm bản quyền phần mềm chính là quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Các loại bản quyền phần mềm được bảo hộ hiện nay bao gồm:
Sáng chế: Nếu phần mềm có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp, có thể đăng ký để được cấp “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích” với thời hạn độc quyền là 10 năm. Đối với trường hợp thỏa mãn thêm điều kiện “có trình độ sáng tạo”, có thể đăng ký để được cấp “Bằng độc quyền sáng chế” với thời hạn độc quyền là 20 năm.
Bí mật kinh doanh: Nếu phần mềm tạo ra lợi thế cho người nắm giữ so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng và đồng thời được bảo mật.
Quyền tác giả: Nếu phần mềm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
Nhãn hiệu: Phần mềm phải có khả năng nhìn thấy và phân biệt được với phần mềm khác.
Bản quyền phần mềm được bảo vệ theo cách mà những ý tưởng này được thể hiện cụ thể thông qua mã giống như bất kỳ bản quyền nào khác, bản thân ý tưởng đó không được bản quyền phần mềm bảo vệ. Quy định pháp luật về sử dụng bản quyền phần mềm cần tuân thủ:
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Người sử dụng cần tuân theo các quy định liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân nếu phần mềm liên đó quan đến việc thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân.
Sao chép và phân phối: Người dùng phải tuân thủ quy định về sao chép và phân phối phần mềm. Việc sao chép và phân phối phần mềm cần có sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền.
Sửa đổi và tạo phái sinh: Việc sửa đổi phần mềm hoặc tạo ra các phiên bản phái sinh từ phần mềm gốc cũng cần sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền.
Sử dụng cho mục đích thương mại và cá nhân: Quy định pháp luật có sự phân biệt giữa việc sử dụng phần mềm cho mục đích thương mại và sử dụng cho mục đích cá nhân. Việc sử dụng phần mềm trong mục đích thương mại thường đòi hỏi mức phí hoặc thỏa thuận tài chính.
Bảo vệ TPM (Technical Protection Measures): Nhiều phần mềm đặt ra các biện pháp bảo vệ kỹ thuật (TPM) để ngăn chặn việc sao chép trái phép hoặc truy cập trái pháp luật.
Giới hạn trách nhiệm: Nếu phần mềm gây ra hỏng hóc hoặc thiệt hại trong quá trình sử dụng, phần mềm đó sẽ chịu trách nhiệm qua các điều khoản của hợp đồng hoặc thông qua pháp luật.
Vi phạm và hình phạt: Vi phạm bản quyền phần mềm có thể dẫn đến hình phạt dân sự và hình phạt hình sự tùy theo quy định của pháp luật tại mỗi quốc gia.
Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền đang ngày càng gia tăng và là vấn đề rất phổ biến, điều này đã gây ra những rắc rối cho các cá nhân và tổ chức. Phần lớn có rất nhiều trường hợp vi phạm họ đều nhận thức được hành vi vi…
Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ở chỗ: Không có quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi…
Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền…
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…