Trang chủ » Blog » Phân biệt sáng chế với phát minh

Phân biệt sáng chế với phát minh

19/05/2024 - 67

Thblaw.com.vn

-

Khi thế giới ngày càng phát triển, sẽ càng có nhiều phát minh/ sáng chế ra đời để phục vụ nhu cầu của nhân loại. Hai khái niệm phát minh và sáng chế có ý nghĩa tương đồng nhau, đều mô tả việc sáng tạo của con người. Chính vì vậy, rất nhiều người cho […]

Khi thế giới ngày càng phát triển, sẽ càng có nhiều phát minh/ sáng chế ra đời để phục vụ nhu cầu của nhân loại. Hai khái niệm phát minh và sáng chế có ý nghĩa tương đồng nhau, đều mô tả việc sáng tạo của con người. Chính vì vậy, rất nhiều người cho rằng sáng chế và phát minh là một.  Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, đây là hai khái niệm có sự khác nhau rõ rệt.

Trong bài viết này, THB sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sáng chế và phát minh.

Tiêu chí Sáng chế Phát minh
Khái niệm Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

(Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Ví dụ: James Watt sáng chế máy hơi nước, Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT…

Là sự phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới.

(Không được định nghĩa trong pháp luật sở hữu trí tuệ).

Ví dụ: Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn, Archimède phát minh định luật sức nâng của nước, DacUyn phát minh thuyết tiến hóa…

Bản chất Không tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. Sáng chế có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế. Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại.
Hình thức bảo hộ Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung. Có thể được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức.
Điều kiện bảo hộ – Được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có tính mới;

+ Có trình độ sáng tạo;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

– Được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có tính mới;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Được bảo hộ quyền tác giả nếu là một trong các loại hình quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009.
Giá trị áp dụng Có giá trị áp dụng cao vào đời sống thực tiễn,  người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế Có khả năng áp dụng để giải thích các vấn đề trong khoa học cũng như đời sống, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, không được áp dụng cụ thể vào sản xuất kinh tế, kinh doanh thương mại.

Như vậy, phát minh và sáng chế đều thể hiện sự sáng tạo của con người nhưng sáng chế có giá trị kinh tế cao hơn. Vì vậy, sáng chế là một trong những đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn phát minh có thể được bảo hộ quyền tác giả.

Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp cho cơ quan nhà nước dưới dạng nào

Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp cho cơ quan nhà nước dưới dạng nào

Đăng vào ngày: 14/07/2024

Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp cho cơ quan nhà nước dưới dạng nào? Tại Điều 48 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về đơn đăng ký sáng chế mật như sau: Đơn đăng ký sáng chế mật 1. Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp ở dạng giấy cho cơ […]

Xem thêm
5 lý do nên đăng ký sáng chế

5 lý do nên đăng ký sáng chế

Đăng vào ngày: 10/07/2024

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.” Như vậy có thể hiểu sáng chế là quá […]

Xem thêm
Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh

Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh

Đăng vào ngày: 02/07/2024

Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh Sáng chế và bí mật kinh doanh đều là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.  Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng […]

Xem thêm
Quyền sử dụng trước với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

Quyền sử dụng trước với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

Đăng vào ngày: 28/06/2024

Cá nhân, tổ chức khi đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, trừ một ngoại lệ. Ngoại lệ này được gọi là quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp khi có cá nhân, tổ chức […]

Xem thêm