Doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp được Nhà nước bảo đảm như thế nào?
Thblaw.com.vn
-
Theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Đồng thời, theo quy định tại Bộ luật dân…
Theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Đồng thời, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì Chủ sở hữu là chủ thể có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản, một khối tài sản được pháp luật thừa nhận. Như vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp cũng được hiểu là chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với doanh nghiệp đó, tài sản trong doanh nghiệp đó.
Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Khoản 1 Điều này chỉ rõ; “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.”
Nhà nước công nhận có 05 loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này khi thành lập cần đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp được Nhà nước bảo vệ, công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của mình.
Quyền bình đẳng trước pháp luật được hiểu là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, trong cùng điều kiện, hoàn cảnh như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau. Là một quyền chủ thể của doanh nghiệp, quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp đòi hỏi bình đẳng trong suốt thời gian tồn tại của nó, từ khi thành lập, đi vào hoạt động kinh doanh và khi giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Mục đích của doanh nghiệp là kinh doanh. Kinh doanh là hoạt động được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Sinh lợi được hiểu là hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận và những lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội khác theo hướng tích cực. Trên cơ sở điều kiện vật chất – kỹ thuật sẵn có của mình, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp thích hợp để thu được mức lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, mọi hoạt động sinh lợi của doanh nghiệp phải đảm bảo hợp pháp. Nếu kinh doanh trái pháp luật, thu lợi bất chính, chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nặng nề.
Khoản 2 điều này quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.” Điều 32 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” và “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.
Cuối cùng theo Khoản 3 Điều này: “Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.”
Quốc hữu hóa là quá trình chuyển từ hình thức sở hữu tư nhân về tài sản, doanh nghiệp sang hình thức sở hữu nhà nước hay sở hữu công cộng. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Nhà nước chỉ được trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008.
Việc thanh toán, bồi thường cho doanh nghiệp khi trưng mua, trưng thu cũng được thực hiện theo quy định từ Điều 34 đến Điều 40 của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008. Việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Để được tư vấn chi tiết về bảo đảm của Nhà nước về doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 30/10/2024
Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên, khi tiến hành đăng ký thành lập, được xác định là tổng giá trị phần vốn góp mà các thành viên cam kết góp và được ghi rõ trong Điều lệ công ty. Điều này có nghĩa là vốn điều lệ không chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/10/2024
Việc lựa chọn tên công ty hoặc tên doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, tên doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định cụ thể, bao gồm cả việc tránh tình trạng trùng tên và tên gây…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 11/10/2024
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định về thuế và phải được nhà nước định danh để đảm bảo tính minh bạch, đúng luật. Điều này liên quan đến hai khái niệm quan trọng: mã số thuế và mã số doanh nghiệp. Dường như chúng…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 17/07/2024
Người đại diện theo pháp luật của công ty là một trong những cá nhân quan trọng nhất đối với quá trình vận hành và phát triển của một công ty. Hầu như tất cả mọi hoạt động của công ty đều phải thông qua người đại diện theo pháp luật này. Theo Điều 13…
Xem thêm