Trang chủ » Blog » Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
16/01/2025 - 24
Thblaw.com.vn
-
Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền…
Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả (gọi là quyền liên quan). Các hình thức chuyển giao được quy định như thế nào, cần chuẩn bị hồ sơ gì cho quá trình chuyển giao quyền?
Ảnh: Sưu tầm
1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
Quy định tại Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền sau đây cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan:
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
Các quyền tài sản theo quy định như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm,…;
Quyền tài sản của người biểu diễn (Điều 29 Luật này);
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30);
Quyền của tổ chức phát sóng.
Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân theo quy định, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân.
Trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu những tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản và có những nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ:
Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
Căn cứ chuyển nhượng;
Giá, phương thức thanh toán;
Quyền và nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
Chuẩn bị các hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:
Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
02 bản sao tác phẩm/bản định hình;
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan;
Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền);
Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung).
– Nộp hồ sơ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả). Trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
2. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định như:
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
Các quyền tài sản theo quy định như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm,…;
Quyền tài sản của người biểu diễn (Điều 29 Luật này);
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30);
Quyền của tổ chức phát sóng.
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu những tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
Căn cứ chuyển quyền;
Phạm vi chuyển giao quyền;
Giá, phương thức thanh toán;
Quyền và nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng được thực hiện theo quy định như đối với trường hợp chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan.
Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sáng tạo. Không chỉ ở trong nước, quyền tác giả có yếu tố nước ngoài cũng được quan tâm. Vậy, vấn đề về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài thế nào? 1. Quyền tác giả có yếu…
Thực tế có rất nhiều trường hợp sử dụng, sao chép các tác phẩm đã công bố mà không biết có phải xin phép hay trả thù lao cho tác giả hay không. Dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Vậy pháp luật quy định về việc sử dụng tác phẩm đã công…
Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, pháp luật đã có những quy định cụ thể và chỉ rõ các đối tượng được quyền bảo hộ. Tuy vậy, từ xưa đến nay vẫn luôn xuất hiện những bài văn, thơ… mà không rõ tác giả,…
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…