Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả
Thblaw.com.vn
-
Hiện nay, tình trạng xâm phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan, dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý như thế nào? Trước hết hãy cùng THB giải thích về khái niệm “Quyền tác giả”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4…
Hiện nay, tình trạng xâm phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan, dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Trước hết hãy cùng THB giải thích về khái niệm “Quyền tác giả”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Còn xâm phạm quyền tác giả là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Sở hữu trí tuệ một cách trái phép, xâm phạm vào một số quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định rất rõ về các hành vi xâm phạm quyền này tại Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Vậy khi một cá nhân hoặc tổ chức khác vi phạm quyền này, thì họ sẽ phải chịu những hình thức xử phạt nào?
Tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
1. Biện pháp dân sự
Căn cứ Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ về việc xử lý xâm phạm quyền tác giả:
“Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
– Buộc bồi thường thiệt hại;
– Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”
2. Biện pháp hành chính
Cũng theo Luật Sở hữu trí tuệ tại Điều 211, quy định như sau:
Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính
1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Theo đó, Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/01/2025
Tác giả kiểu dáng công nghiệp là người sáng tạo ra các thiết kế mới và độc đáo cho sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của những người sáng tạo, pháp luật Việt Nam đã quy định các quyền cụ thể đối với tác giả kiểu dáng công…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 04/01/2025
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật liên quan chặt chẽ đến lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, việc vi phạm bản quyền tác giả, đặc biệt là trong âm nhạc, đã trở nên phức tạp và…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm