Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là gì ?
Thblaw.com.vn
-
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là một trong những quyền của tác giả được pháp luật bảo hộ. Vậy bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được hiểu như nào? Pháp luật quy định những điều luật nào nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm?…
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là một trong những quyền của tác giả được pháp luật bảo hộ. Vậy bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được hiểu như nào? Pháp luật quy định những điều luật nào nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2022 về quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân được quy định cụ thể tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền:
– Đặt tên cho tác phẩm.
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
=> Bảo vệ toàn vẹn tác phẩm là quyền nhân thân thuộc về tác giả. Tất cả những hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm là những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả. Các tác giả sáng tạo ra tác phẩm cần trang bị kiến thức Sở hữu trí tuệ để bảo vệ tác phẩm của mình tránh những hành vi xâm phạm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP), hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
+ Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả và hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 18/02/2025
Quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sáng tạo. Không chỉ ở trong nước, quyền tác giả có yếu tố nước ngoài cũng được quan tâm. Vậy, vấn đề về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài thế nào? 1. Quyền tác giả có yếu…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 17/02/2025
Thực tế có rất nhiều trường hợp sử dụng, sao chép các tác phẩm đã công bố mà không biết có phải xin phép hay trả thù lao cho tác giả hay không. Dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Vậy pháp luật quy định về việc sử dụng tác phẩm đã công…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 13/02/2025
Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, pháp luật đã có những quy định cụ thể và chỉ rõ các đối tượng được quyền bảo hộ. Tuy vậy, từ xưa đến nay vẫn luôn xuất hiện những bài văn, thơ… mà không rõ tác giả,…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/02/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm