Trang chủ » Blog » Bản quyền với quyền tác giả có phải là một không?

Bản quyền với quyền tác giả có phải là một không?

12/06/2024 - 65

Thblaw.com.vn

-

Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ quyền tác giả nhiều khi còn được gọi là bản quyền và giữa hai khái niệm này không có bất cứ sự khác nhau nào. Mặc dù cùng là khái niệm dùng để chỉ các quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm […]

Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ quyền tác giả nhiều khi còn được gọi là bản quyền và giữa hai khái niệm này không có bất cứ sự khác nhau nào. Mặc dù cùng là khái niệm dùng để chỉ các quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm của mình thế nhưng có người gọi là quyền tác giả, có người gọi là bản quyền. Còn trong các văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam như Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật hình sự 2015… thì thuật ngữ quyền tác giả là thuật ngữ chính thức được sử dụng.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ quyền tác giả và thuật ngữ bản quyền lại có sự khác nhau cơ bản về cơ sở hình thành, gắn liền với sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật Anh-Mỹ. Các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (trong đó tiêu biểu là Pháp) sử dụng thuật ngữ quyền tác giả xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ giữa tác giả với tác phẩm, chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc biệt là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm. Các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ sử dụng thuật ngữ bản quyền lại xuất phát từ khía cạnh thương mại, nhấn mạnh đến quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, tức là chú trọng đến giá trị kinh tế của tác phẩm, chứ không phải là nhân thân tác giả, do đó quyền tinh thần của tác giả không mấy được coi trọng.

  • Bản quyền là gì?

Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm bản quyền. Tuy nhiên bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, điêu khắc, phim chuyện, các dữ liệu máy tính, quảng cáo hay những bản vẽ kỹ thuật…

Ở nhiều quốc gia, khi một người sáng tạo một tác phẩm nguyên gốc, cố định trong một phương tiện hữu hình, thì người này nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Với tư cách là chủ sở hữu bản quyền, chỉ riêng người này mới có quyền sử dụng tác phẩm. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ chủ sở hữu bản quyền mới có thể cho phép người khác sử dụng tác phẩm đó.

  • Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là một khái niệm tương đối phức tạp. Dưới góc độ tự nhiên, quyền là những đòi hỏi tất yếu, đương nhiên hay quyền tự thân của chủ thể. Theo từ điển tiếng Việt, “quyền” là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, còn “tác giả” là người sáng tạo ra một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học nào đó. 

Ở Việt Nam, tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định về khái niệm quyền tác giả như sau: 

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Theo đó, quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa không bị vi phạm bản quyền, như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm; chống lại việc sao chép, trình diễn bất hợp pháp.

Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

“Điều 6 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

  1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 

Như vậy quyền tác giả được xác lập tự động, không phụ thuộc vào bất kỳ thể thức, thủ tục nào. Cụ thể hơn đó là khi một tác phẩm đã được định hình dưới hình thức nhất định để người khác có thể nhận biết được thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đương nhiên sẽ có các quyền tác giả đối với tác phẩm đó và các quyền này được pháp luật ghi nhận, bảo hộ mà không cần phải thông qua việc đăng ký quyền tác giả.

Lưu ý rằng, mặc dù pháp luật quyền tác giả có quy định về việc đăng ký quyền tác giả nhưng việc đăng ký không phải là căn cứ để xác lập quyền tác giả mà chỉ là một thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chỉ có giá trị chứng cứ khi cần chứng minh quyền tác giả. Điều này hoàn toàn khác với “văn bằng bảo hộ” đối tượng SHCN có giá trị ghi nhận phạm vi, thời hạn bảo hộ quyền SHCN. Pháp luật quyền tác giả trên thế giới đều quy định về việc bảo hộ tự động đối với quyền tác giả nhưng việc bảo hộ chỉ phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đã được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định mà người khác có thể nhận biết và tiếp cận được tác phẩm. Việc bảo hộ không được đặt ra khi tác phẩm mới chỉ năm trong ý tưởng của nhà sáng tạo.

  • Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền tác giả

Khi so sánh giữa bản quyền với quyền tác giả thì chủ thể được bảo hộ là tương đối khác nhau. Trong khi quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm – tác giả là trung tâm và bảo hộ tất cả các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản thì Bản quyền lại chỉ bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả. Người sở hữu quyền tác giả được Bản quyền bảo vệ thường là những người khai thác các quyền tác giả về mặt kinh tế ví dụ như nhà xuất bản… Trong hệ thống Common law, những người này sẽ được có các quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tác phẩm. Còn tác giả chỉ là người giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn để ngăn cản việc lạm dụng của Bản quyền từ phía những người khai thác các quyền này.

Như vậy, quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm – tác giả là trung tâm và bảo hộ các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản thì bản quyền ưu tiên bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả.

Hơn nữa, luật về Quyền tác giả còn bảo vệ cả những quyền nhân thân của tác giả trong khi các nước thuộc hệ thống Anh – Mỹ khi đưa ra quy định về Bản quyền hầu như không có những quy định bảo hộ các quyền về nhân thân của tác giả cho đến thời gian gần đây mới bổ sung các quy định này.

Bên cạnh đó, giữa hai khái niệm này cũng có một số điểm khác biệt nữa, nhưng theo thời gian, do sự hội nhập của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, pháp luật của các nước giao thoa với nhau nên những khác biệt này cũng dần được thay đổi, hoà hợp với nhau hơn.

Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 05/09/2024

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nên chúng mang những đặc điểm chung của quyền sở hữu trí tuệ như đối tượng bảo hộ là tài sản vô hình, chứa […]

Xem thêm
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Đăng vào ngày: 08/08/2024

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là tư tưởng chỉ đạo cho các chủ thể khi vận dụng các quy phạm pháp luật về quyền tác giả, đặc biệt là đối với việc áp dụng các quy định về quyền tác giả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh […]

Xem thêm
Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Đăng vào ngày: 30/06/2024

Căn cứ khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tác phẩm điện ảnh như sau: “Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc […]

Xem thêm
Tác phẩm là gì? Đặc điểm của tác phẩm?

Tác phẩm là gì? Đặc điểm của tác phẩm?

Đăng vào ngày: 26/06/2024

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào”. Quy định này hoàn toàn phù hợp với Công ước Berne: “Thuật ngữ “Các tác phẩm văn học […]

Xem thêm