Trang chủ » Blog » Ai có quyền sở hữu với những tác phẩm do AI tạo ra?

Ai có quyền sở hữu với những tác phẩm do AI tạo ra?

29/10/2024 - 69

Thblaw.com.vn

-

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ y tế, giáo dục đến nghệ thuật và giải trí. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các sản phẩm do AI tạo…

Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ y tế, giáo dục đến nghệ thuật và giải trí. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các sản phẩm do AI tạo ra đã đặt ra nhiều tranh cãi về vấn đề quyền tác giả đối với những tác phẩm này. Ai sẽ là người sở hữu quyền tác giả: chính AI, lập trình viên phát triển AI, hay người dùng đưa ra yêu cầu? Việc phân định quyền sở hữu này không chỉ mang ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật mà còn giúp xác định quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên liên quan đến các tác phẩm. Điều này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Ảnh: Sưu tầm

Tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định rằng “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Điều đó có nghĩa là, chủ thể sở hữu quyền tác giả hiện tại là quyền của 2 nhóm chủ thể: 

(1) tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm và có quyền tác giả với tác phẩm do chính mình tạo ra. Nếu có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.

và (2) chủ sở hữu có quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình (Ví dụ: tác giả sáng tạo ra tác phẩm chuyển nhượng, mua, tặng cho tác phẩm của mình cho họ).

Từ hai định nghĩa trên có thể rút ra đặc điểm rằng tác giả và chủ thể có quyền tác giả phải là con người, tác phẩm đó phải do con người sáng tạo ra trực tiếp. Trước hết, để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì nó phải thỏa mãn ba yếu tố sau:

(i) Tác phẩm thuộc một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được nêu tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ

(ii) Tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định như: truyện, thơ, tác phẩm điện ảnh,… mà không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật này).

(iii) Tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình, hay nói cách khác, tác phẩm cần có tính nguyên gốc, thể hiện rõ sự sáng tạo và dấu ấn cá nhân của tác giả mà không sao chép từ tác phẩm của người khác (khoản 3 Điều 14 Luật này).

Gần đây, AI đang phát triển mạnh mẽ vào nền điện tử với các chức năng tinh vi, giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và đưa ra được những ý tưởng phù hợp với nhu cầu của con người. Vậy đối với tác phẩm hình ảnh được tạo ra bởi AI, ai sẽ có quyền tác giả?

AI là một sản phẩm trí tuệ do chính tay con người tạo ra, được phát triển thông qua các dạng máy móc hữu hình khác tuỳ thuộc vào mục đích của người sáng tạo. Nghĩa là, việc tạo ra tác phẩm hình ảnh có thể đến từ AI (dựa trên các thuật toán và dữ liệu mà nó đã được huấn luyện), từ những lập trình viên phát triển và điều chỉnh hoạt động của AI, hoặc từ người dùng đưa ra yêu cầu và câu lệnh để AI sáng tạo tác phẩm.

Hiện nay, tại Việt Nam chưa công nhận quyền tác giả đối với tác phẩm được làm ra bởi trí tuệ nhân tạo, bởi lẽ: yêu cầu về tác giả phải là con người sáng tạo ra tác phẩm. AI không có quyền tác giả vì không đáp ứng đủ các yêu cầu để nhằm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do chính nó tạo ra. Thực tế, AI chỉ được xem là đối tượng hay công cụ giúp con người tạo ra tác phẩm nhanh chóng và dễ dàng hơn chứ không được coi là một tổ chức hay một cá nhân cụ thể. Bên cạnh đó, AI được thiết lập và tạo ra bởi bộ não của con người, những thiết lập sẵn đó cũng được xem như là suy nghĩ của con người. Do đó, tác phẩm do AI tạo ra sẽ không được bảo hộ, quyền tác giả sẽ không nảy sinh cho bất kỳ chủ thể nào.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ AI có thể trở thành chủ sở hữu của các tác phẩm được tạo ra và được bảo vệ quyền tác giả. Quan điểm này không đúng theo pháp luật Việt Nam, vì các công ty chỉ có quyền sở hữu sản phẩm công nghệ AI mà họ phát triển, chứ không phải là tác giả trực tiếp của các tác phẩm. Trong quá trình lập trình AI, công ty chỉ cung cấp các yếu tố đầu vào, và điều này không được xem là sự sáng tạo trực tiếp.

Ý kiến khác cho rằng người thực hiện đưa các yêu cầu tạo tác phẩm là tác giả. Điều này là sai vì, có thể xem việc đưa ra các câu lệnh yêu cầu là một dạng của tư tưởng được bộc lộ ra, nó không phản ánh tính sáng tạo, việc sắp xếp câu chữ, hình ảnh của tác phẩm không do sự sáng tạo của chủ thế đó thực hiện, nên đương nhiên cũng không được bảo hộ.

Từ những phân tích trên có thể kết luận, theo quy định của pháp luật hiện hành, tác phẩm do AI tạo ra không làm này sinh quyền tác giả của của bất kỳ chủ thể nào, do không đáp ứng được điều kiện bảo hộ.

Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Sử dụng phần mềm không có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền ?

Sử dụng phần mềm không có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền ?

Đăng vào ngày: 21/01/2025

Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền đang ngày càng gia tăng và là vấn đề rất phổ biến, điều này đã gây ra những rắc rối cho các cá nhân và tổ chức. Phần lớn có rất nhiều trường hợp vi phạm họ đều nhận thức được hành vi vi…

Xem thêm
Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

Đăng vào ngày: 18/01/2025

Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ở chỗ: Không có quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi…

Xem thêm
Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng vào ngày: 16/01/2025

Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 14/01/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm