Trang chủ » Blog » Quy định của pháp luật về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Quy định của pháp luật về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

08/03/2023 - 156

Thblaw.com.vn

-

Trong quá trình thành lập công ty việc các cá nhân, tổ chức đóng góp tài sản của mình để thành lập công ty được gọi là góp vốn cho doanh nghiệp. Để công ty có thể sử dụng phần vốn góp cho việc thành lập công ty thì cá nhân , tổ chức sở…

Trong quá trình thành lập công ty việc các cá nhân, tổ chức đóng góp tài sản của mình để thành lập công ty được gọi là góp vốn cho doanh nghiệp. Để công ty có thể sử dụng phần vốn góp cho việc thành lập công ty thì cá nhân , tổ chức sở hữu phần tài sản góp vốn đó phải thực hiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp.

  • Khái niệm chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

   Chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn được hiểu là việc cá nhân, tổ chức đem quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản góp vốn cho công ty trong quá trình thành lập công ty. Khi đó, cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty được gọi là thành viên góp vốn.

  • Quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

   Quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty được quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
  •  Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
  • Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
  • Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;
  • Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
  • Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
  • Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
  • Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

Như vậy, chỉ có thành viên công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 25/11/2024

Trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật luôn nắm giữ vị trí quan trọng hàng đầu, đưa ra phương hướng, quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên trước khi doanh nghiệp lựa chọn người đại diện theo pháp luật thì cần nắm…

Xem thêm
Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Đăng vào ngày: 22/11/2024

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm riêng, trong đó doanh nghiệp nhà nước thường áp dụng một số chính sách đặc thù, còn doanh nghiệp tư nhân lại được…

Xem thêm
Doanh nghiệp xã hội được pháp luật quy định như thế nào?

Doanh nghiệp xã hội được pháp luật quy định như thế nào?

Đăng vào ngày: 18/11/2024

Với nhu cầu thực tiễn ngày càng tăng của xã hội, nhiều sáng kiến đã được triển khai, sử dụng hoạt động kinh doanh như một công cụ để tìm ra các giải pháp xã hội bền vững hơn cho cộng đồng. Từ đó, doanh nghiệp xã hội đã ra đời. Chúng tôi nhận được…

Xem thêm
Các chức danh nào trong công ty có thể làm người đại diện theo pháp luật ?

Các chức danh nào trong công ty có thể làm người đại diện theo pháp luật ?

Đăng vào ngày: 16/11/2024

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thường là những cá nhân giữ các chức danh quản lý trong công ty. Tuy nhiên, các chức danh quản lý này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật của mỗi loại hình doanh…

Xem thêm