Trang chủ » Blog » Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

22/11/2024 - 19

Thblaw.com.vn

-

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm riêng, trong đó doanh nghiệp nhà nước thường áp dụng một số chính sách đặc thù, còn doanh nghiệp tư nhân lại được…

Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm riêng, trong đó doanh nghiệp nhà nước thường áp dụng một số chính sách đặc thù, còn doanh nghiệp tư nhân lại được điều chỉnh theo các quy định riêng biệt khác. Hãy cùng Luật THB tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này.

Ảnh: Sưu tầm

Theo khoản 11 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020. Cũng theo Luật này, doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh doanh với tên riêng, có trụ sở và được công nhận bởi nhà nước thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Mục tiêu chính của doanh nghiệp tư nhân là duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và ổn định, nhằm tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, khác với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có tài sản riêng, điều này tạo nên sự khác biệt đặc trưng của nó.

  1. Phân biệt doanh nghiệp nhà nước – doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến, có sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc, mục tiêu hoạt động và cách thức quản lý. Dưới đây là sự phân biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này:

Tiêu chí Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân
Chủ sở hữu
  • Công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Công ty TNHH 2 thành viên do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
  • Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;
  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Hình thức tồn tại
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Doanh nghiệp tư nhân (quy định chương VIII Luật doanh nghiệp 2020).
Quy mô Quy mô hoạt động lớn;

Thường được tổ chức theo hình thức công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế.

Quy mô hoạt động đa dạng, nhưng đa số là quy mô vừa và nhỏ.
Ngành nghề hoạt động Hoạt động chủ yếu ở các ngành kinh tế chủ chốt, ngành nghề kinh doanh độc quyền:

  • Xổ số kiến thiết;
  • Hệ thống truyền tải điện quốc gia;
  • In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;
  • Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân…
Hoạt động trong phạm vi ngành nghề được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg – Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. 

Lưu ý:

Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho doanh nghiệp nhà nước.

Về mục tiêu hoạt động Mục tiêu của doanh nghiệp nhà nước không chỉ là tạo ra lợi nhuận mà còn bao gồm thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội, như phát triển kinh tế quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia, cung cấp các dịch vụ công hoặc các lĩnh vực mà tư nhân không muốn tham gia. Mục tiêu chính của doanh nghiệp tư nhân là tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động vì mục đích kinh doanh, nhằm tăng trưởng và phát triển trong môi trường cạnh tranh.
Về nguồn vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu đến từ ngân sách nhà nước hoặc các khoản vay từ các tổ chức tín dụng, có sự đảm bảo hoặc bảo lãnh của nhà nước. Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu được huy động từ nguồn vốn cá nhân của chủ sở hữu hoặc từ các nhà đầu tư tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể huy động vốn qua các kênh tín dụng, nhưng không có sự bảo lãnh từ nhà nước.

 

Doanh nghiệp nhà nước chủ yếu được thành lập để thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội và kinh tế quốc gia, với sự can thiệp và quản lý của nhà nước, trong khi doanh nghiệp tư nhân tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận và phát triển trong môi trường cạnh tranh, với quyền quyết định tập trung vào chủ sở hữu. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và hạn chế riêng, phục vụ các mục tiêu và nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế.

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

______________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

Đăng vào ngày: 13/12/2024

Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thực hiện các thủ tục đặt nền móng cho sự hoạt động chính thức của một tổ chức kinh tế mới. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm, thì hầu hết mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy…

Xem thêm
Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp ?

Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp ?

Đăng vào ngày: 11/12/2024

Với mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, việc khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước luôn được chú trọng. Tuy nhiên, theo điểm b, khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: Cán bộ, công…

Xem thêm
Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ ?

Đăng vào ngày: 10/12/2024

Trong quá trình thành lập và xây dựng bảo vệ thương hiệu, tên doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu. Mặc dù việc đặt tên cho doanh nghiệp có vẻ đơn giản, nhưng nếu không tìm hiểu kỹ, cá nhân hoặc tổ chức…

Xem thêm
Làm thế nào để tránh việc công ty đăng ký tên trùng với nhãn hiệu?

Làm thế nào để tránh việc công ty đăng ký tên trùng với nhãn hiệu?

Đăng vào ngày: 09/12/2024

Việc sử dụng tên công ty trùng hoặc tương tự với tên nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sở hữu nhãn hiệu đó. Để giải quyết vấn đề này, khoản 3 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định quyền của…

Xem thêm