ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH
Thblaw.com.vn
-
Luật doanh nghiệp 2020 hiện đang công nhận và điều chỉnh 5 loại hình doanh nghiệp chính gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, công ty hợp danh vẫn còn là loại hình doanh nghiệp khá…
Luật doanh nghiệp 2020 hiện đang công nhận và điều chỉnh 5 loại hình doanh nghiệp chính gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, công ty hợp danh vẫn còn là loại hình doanh nghiệp khá mới và có lẽ vẫn còn rất nhiều người vẫn chưa có sự hiểu biết về công ty hợp danh. Bài viết này sẽ giải đáp, cung cấp một số thông tin liên quan đến công ty hợp danh; đồng thời chỉ ra ưu, nhược điểm của loại hình công ty hợp danh.
- Khái niệm công ty hợp danh
Căn cứ theo Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm công ty hợp danh như sau :
“1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”
Như vậy, Công ty hợp danh là doanh nghiệp; có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và cùng kinh doanh dưới 1 tên chung. Công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và có thể có cả thành viên góp vốn.”
- Đặc điểm của công ty hợp danh
1.Về thành viên công ty
Trong công ty hợp danh, bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh là cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh cũng là thành viên chính và được coi là thành viên nòng cốt trong công ty hợp danh.
- Thành viên góp vốn là cá nhân, tổ chức , thành viên góp vốn sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Thành viên góp vốn đóng vai trò là người hỗ trợ vốn cho công ty, vì vậy, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm vô hạn như thành viên hợp danh.
2.Về tư cách pháp nhân
Công ty hợp danh là 1 đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2020 , vì thế công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh phát sinh kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (căn cứ theo khoản 2 Điều 177 , Luật doanh nghiệp 2020.
3. Về cơ cấu tổ chức
Đối với các thành viên hợp danh, họ sẽ có quyền thỏa thuận về vấn đề điều hành công ty, có quyền đại diện theo pháp luật cho công ty trong quá trình hoạt động.
Đối với các thành viên góp vốn, với nhiệm vụ là người hỗ trợ vốn cho công ty thì sẽ không có quyền tham gia vào hoạt động quản lý công ty.
4. Về vấn đề huy động vốn
Khi thành lập công ty hợp danh, các thành viên sẽ phải bỏ ra 1 số vốn để đảm bảo cho các hoạt động của công ty. Tuy nhiên, công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào ra ngoài công chúng( căn cứ khoản 3 Điều 177 Luật doanh nghiệp ) nên khi cần phải huy động vốn, các công ty hợp danh sẽ kết nạp thêm thành viên; tăng phần góp vốn của các thành viên hoặc ghi gia tăng giá trị tài sản công ty (căn cứ Điều 186 Luật doanh nghiệp 2020).
Ngoài ra, các thành viên phải đóng đủ và đúng thời hạn đã cam kết cho công ty. Nếu không góp đủ số vốn hoặc gây thiệt hại cho công ty thì thành viên sẽ phải bồi thường.
- Ưu điểm, nhược điểm của công ty hợp danh
Trong 5 loại hình doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp điều chỉnh, công ty hợp danh là loại hình có ít người lựa chọn nhất. Tùy theo nhu cầu thành lập doanh nghiệp cũng sẽ có các tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp khác nhau. Sau đây là các ưu, nhược điểm của công ty hợp danh.
1.Ưu điểm của công ty hợp danh
- Dễ dàng tạo sự tin tưởng, liên kết của đối tác do cơ chế liên đới chịu trách nhiệm giữa các thành viên được xác lập ngay từ khi thành lập công ty.
- Việc thành lập công ty hợp danh đa số đươc bắt nguồn từ các mối liên hệ thân quen của các thành viên hợp danh, việc điều hành hoạt động của công ty cũng được dựa trên sự thỏa thuận của các thành viên, dễ dàng trong vấn đề điều hành, quản lý công ty.
- Nếu không có quy định nào khác trong điều lệ công ty thì căn cứ theo điều 181 Luật doanh nghiệp 2020, các thành viên hợp danh có thể được coi là ngang quyền với nhau, không quan trọng số vốn họ đóng góp vào công ty là bao nhiêu.
2. Nhược điểm của công ty hợp danh
- Do vấn đề liên đới chịu trách nhiệm vô hạn liên quan tới các nghĩa vụ của công ty và các thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nên sẽ đem lại rủi ro cho các thành viên .
Trong công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản chung của công ty và tài sản riêng của các thành viên dẫn đến nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho loại hình doanh nghiệp này ít được lựa chọn.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán, trái phiếu nào để huy động vốn trong công chúng mà chỉ có thể huy động vốn thông qua việc huy động vốn hoặc tăng số vốn các thành viên đóng góp dẫn đến khả năng huy động vốn không được linh hoạt như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đóng góp vốn nên họ không có quyền biểu quyết cũng như tham gia vào quản lý các hoạt động của công ty.
- Trong trường hợp thành viên hợp danh rời khỏi công ty thì thành viên đó vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới về các khoản nợ của công ty phát sinh từ những cam kết của công ty khi thành viên đó vẫn ở trong công ty.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 30/12/2024
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 27/12/2024
Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/12/2024
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Theo quy định…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 13/12/2024
Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thực hiện các thủ tục đặt nền móng cho sự hoạt động chính thức của một tổ chức kinh tế mới. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm, thì hầu hết mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy…
Xem thêm