Trang chủ » Blog » Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?
Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?
27/12/2024 - 22
Thblaw.com.vn
-
Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…
Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của công ty hợp danh, liệu tư cách thành viên của họ có bị chấm dứt hay không? Cùng Luật THB tìm hiểu và giải đáp vấn đề này.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Như vậy, pháp luật Việt Nam không cho phép một pháp nhân, một tổ chức trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.
Trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty hợp danh được quy định là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Điều này có nghĩa là mỗi thành viên hợp danh không chỉ chịu trách nhiệm riêng đối với các nghĩa vụ của công ty mà còn phải chịu trách nhiệm chung cùng với các thành viên khác. Cụ thể, trong trường hợp công ty gặp khó khăn tài chính hoặc không thể thanh toán các khoản nợ, chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào trong công ty thực hiện nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số nợ mà công ty còn thiếu, mà không cần phân biệt mức độ góp vốn của từng thành viên.
Điều này tạo ra sự rủi ro cao đối với các thành viên hợp danh, vì họ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của công ty bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình, không chỉ là số vốn đã đầu tư vào công ty. Nếu công ty không có đủ tài sản để trả nợ, các thành viên hợp danh sẽ phải dùng tài sản cá nhân để bù đắp khoản thiếu hụt đó. Điều này cũng có nghĩa là tài sản của mỗi thành viên hợp danh (bao gồm cả tài sản cá nhân và tài sản đầu tư vào công ty) có thể bị xử lý để thanh toán cho các khoản nợ của công ty.
Tóm lại, trách nhiệm vô hạn và liên đới này là một đặc điểm quan trọng trong mô hình công ty hợp danh, yêu cầu các thành viên phải cẩn trọng trong việc quản lý và giám sát các hoạt động của công ty để tránh rủi ro tài chính ảnh hưởng đến chính tài sản cá nhân của mình.
Theo quy định tại Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:
(1) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty:
– Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
– Thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn và chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
(2) Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi(Hiện hành quy định: đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự), trong đó: Đối với trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.
(3) Bị khai trừ khỏi công ty theo một trong các trường hợp sau:
– Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
– Vi phạm quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh, cụ thể:
+ Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
+ Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
+ Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
– Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;
– Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
(4) Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật(Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định điều này).
(5) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
*Lưu ý:
– Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại mục (1), (3), (4) và mục (5) thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
(Hiện hành quy định chỉ người bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại mục (1) và mục (3) mới phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên).
– Sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên mình.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
______________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Đấu thầu là một loại hình rất phổ biến hiện nay như đấu thầu các dự án việc và các chủ thể tham gia có thể là tổ chức, cá nhân. Vậy doanh nghiệp tư nhân có tư cách tham gia đấu thầu được không? Cùng Luật THB sẽ giúp các bạn trả lời những…
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư thường chọn lựa kỹ lưỡng loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Trong số các loại hình doanh nghiệp,…
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Theo quy định…