Trang chủ » Blog » Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

29/04/2024 - 74

Thblaw.com.vn

-

Thuật ngữ “Thương mại” theo định nghĩa tại Luật Thương mại 2005 là “Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Hoạt động thương mại mang lại cho chủ sở […]

Thuật ngữ “Thương mại” theo định nghĩa tại Luật Thương mại 2005 là “Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Hoạt động thương mại mang lại cho chủ sở hữu hàng hóa những giá trị, lợi ích kinh tế cụ thể. Tài sản trí tuệ cũng được coi là một loại hàng hóa và nó có thể mang lại cho chủ sở hữu những lợi nhuận nhất định thông qua hoạt động thương mại.

“Thương mại hóa” (commercialization) tài sản trí tuệ có thể được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, “Thương mại hóa tài sản trí tuệ” là việc chuyển hóa tài sản trí tuệ thành hàng hóa để lưu thông trên thị trường, từ đó mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu. Theo nghĩa rộng, “Thương mại hóa tài sản trí tuệ” là hoạt động, quá trình khai thác các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để đổi lại các lợi ích kinh tế, phục vụ mục đích cụ thể do chủ sở hữu tài sản trí tuệ đặt ra. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp chỉ thực sự có ý nghĩa khi quyền sở hữu trí tuệ đó được thương mại hóa, mang lại lợi ích cho chủ sở hữu.

Để đảm bảo hiệu quả tối ưu, các dạng tài sản trí tuệ khác nhau yêu cầu các chiến lược thương mại hóa khác nhau. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt và quản lý một cách chặt chẽ các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình từ đó đưa ra các phương án thương mại hóa tương ứng, phù hợp.

Chẳng hạn như: sáng chế là đối tượng cần vốn đầu tư lớn, vận hành dựa trên công nghệ nên có thể được thương mại hóa bằng hình thức chuyển giao quyền sử dụng hoặc liên doanh (thường đi cùng với bí mật thương mại và bí quyết kĩ thuật, công nghệ); nhãn hiệu là linh hồn của doanh nghiệp, cần nhiều thời gian để tạo dựng và phát triển nên có thể được thương mại hóa bằng hình thức chuyển quyền sử dụng hoặc nhượng quyền thương mại; quyền tác giả có thể được thương mại hóa bằng hình thức chuyển quyền sử dụng thông qua các mô hình kinh doanh…

Thương mại hóa tài sản trí tuệ cần phải được xây dựng thành chiến lược dài hạn và được triển khai theo từng giai đoạn tương ứng với các giai đoạn thị trường. Trong từng thời điểm, DNNVV có thể cân nhắc điều kiện thực tế của mình và tình hình thị trường để ưu tiên lựa chọn hình thức thương mại hóa tài sản trí tuệ phù hợp.

Cũng tương tự như tài sản hữu hình, để có thể thương mại hóa (lưu thông) được, tài sản trí tuệ phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Phải được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam; Đang còn hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam và Không phải là các đối tượng đang bị tranh chấp.

Tài sản trí tuệ có thể được thương mại hóa theo các hình thức sau:

– Chủ sở hữu tự khai thác: Chủ sở hữu tự sử dụng các tài sản trí tuệ mà pháp luật quy định để thu lại các lợi ích kinh tế từ các tài sản trí tuệ mà mình sở hữu.

– Chuyển nhượng quyền sở hữu: Chủ sở hữu chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ cho chủ thể khác để đổi lại lợi ích tương ứng. Pháp luật có quy định những điều kiện ràng buộc đối với một số loại tài sản trí tuệ cụ thể như: Quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

– Chuyển quyền sử dụng: Đây là hình thức thương mại hóa tài sản trí tuệ phổ biến nhất và đang ngày càng được phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay. Pháp luật có quy định một số đối tượng không được chuyển quyền sử dụng hoặc bị hạn chế chuyển quyền sử dụng xuất phát từ tính chất đặc thù của các đối tượng này, như: Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không được chuyển giao; Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Quyền sử dụng nội dung của các tác phẩm khoa học là bản viết của các kết quả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không thể chuyển giao được…. Việc chuyển giao có thể được thực hiện bằng hình thức nhận quyền, chuyển quyền hoặc chuyển giao chéo. Các bên có thể thỏa thuận hình thức chuyển giao quyền sử dụng độc quyền hoặc không độc quyền.

– Nhượng quyền thương mại: Áp dụng đối với một số loại tài sản trí tuệ cụ thể, gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh.

– Các hình thức khác: Góp vốn bằng tài sản trí tuệ, Liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ (spinout/spinoff)…

 

Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Slogan công ty có được bảo hộ không?

Slogan công ty có được bảo hộ không?

Đăng vào ngày: 09/09/2024

Trong thời đại nền kinh tế tri thức và tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, các tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Một trong số những công cụ tạo nên giá trị thương hiệu doanh […]

Xem thêm
04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

Đăng vào ngày: 06/09/2024

“Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” rất đa dạng và phức tạp do quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các đối tượng quyền khác nhau được xác lập dựa trên các điều kiện pháp lý khác nhau. Xét về thực chất xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ […]

Xem thêm
Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Đăng vào ngày: 29/08/2024

Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố […]

Xem thêm
Hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được tính từ ngày nào

Hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được tính từ ngày nào

Đăng vào ngày: 28/08/2024

Quy định về thời hạn sử dụng hàng hoá là tất cả những chỉ tiêu, quy chuẩn quy định về thời hạn để sử dụng hàng hoá được tốt nhất. Định nghĩa của về hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được quy định tại khoản 11 Điều 3 NĐ43/2017/NĐ-CP quy định như sau: […]

Xem thêm