Tại sao phải giới hạn quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ?
Thblaw.com.vn
-
Việc đặt ra giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ xuất phát từ mục tiêu bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu, tác giả và đồng thời tránh tính trạng lạm dụng sự độc quyền của chủ sở hữu trí tuệ. Từ đó ảnh hưởng đến việc […]
Việc đặt ra giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ về thời hạn bảo hộ xuất phát từ mục tiêu bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu, tác giả và đồng thời tránh tính trạng lạm dụng sự độc quyền của chủ sở hữu trí tuệ. Từ đó ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức, tiếp nhận thành quả khoa học kỹ thuật của đông đảo công chúng.
Bên cạnh đó, Nhà nước muốn tạo điều kiện tốt nhất để công dân được tiếp cận tri thức ở mức sâu rộng nhất với chi phí hợp lý nhất. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng chiến lược, chính sách, pháp luật về Sở hữu trí tuệ mà nó phải đồng thời đáp ứng được hai điều kiện:
Thứ nhất, đảm bảo cơ chế bảo hộ quyền tác giả, chủ sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ
Thứ hai, đảm bảo cho công chúng được tiếp cận tri thức rộng rãi, tự do.
Từ đó, dựa trên nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội để tạo sự dung hoà quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của tri thức.
Theo đó, mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng
Các nhà làm luật đã quy định giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ của từng loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để sau khi hết thời hạn bảo hộ đó, những tổ chức, cá nhân khác có thể sử dụng đối tượng đó để nghiên cứu, phát triển; tạo ra những tác phẩm, sáng chế khác phục vụ cộng đồng.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 25/09/2023
Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan như sau: – Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/09/2023
Căn cứ Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn được quy định như sau: – Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/09/2023
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau: – Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: + Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 20/09/2023
Theo Khoản 1 Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền bao gồm: Thứ nhất, Ghi âm, ghi hình […]
Xem thêm