Trang chủ » Blog » Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?
17/10/2024 - 58
Thblaw.com.vn
-
Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…
Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị, góp phần nâng cao đời sống xã hội. Vậy một sản phẩm trí tuệ được bảo vệ khi nào? THB sẽ làm rõ thông qua bài viết sau:
Theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:
“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.”
Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không chỉ đơn thuần là quyền của chủ thể, mà còn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật hiện hành. Điều này đảm bảo rằng các quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân khác. Bên cạnh đó, việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ cần được tiến hành trong phạm vi và thời hạn bảo hộ đã được quy định bởi luật pháp.
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cần nhận thức rõ ràng quyền lợi của mình gắn liền với trách nhiệm tôn trọng các quy định pháp lý liên quan, nhằm tạo ra môi trường công bằng và minh bạch cho tất cả các bên tham gia. Sự tuân thủ này không chỉ bảo vệ quyền lợi cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội và nền kinh tế.
Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Vậy một sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?
a) Đối với quyền tác giả
Căn cứ Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009, 2019, 2022, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh được bảo hộ 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu. Đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn là 25 năm kKể từ khi tác phẩm được hình thành thì thời hạn bảo hộ là 100 năm. Đối với các tác phẩm thuộc loại hình khác thì được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả qua đời.
b) Đối với sáng chế
Với các sáng chế cấp bằng độc quyền sáng chế theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009, 2019, 2022 thì sẽ được bảo hộ từ ngày cấp bằng đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Với các sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ từ ngày cấp bằng sáng chế đến hết 10 năm tính từ ngày các chủ thể nộp đơn.
c) Đối với kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành sẽ được bảo hộ từ ngày cấp bằng độc quyền đến hết 05 năm tính từ ngày nộp đơn và bằng độc quyền này có thể được gia hạn hiệu lực liên tiếp 2 lần, mỗi lần 05 năm. Theo đó tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm. Sau đó kiểu dáng công nghiệp sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.
d) Đối với nhãn hiệu
Theo quy định Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Sau thời gian này có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
e) Đối với chỉ dẫn địa lý
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định theo quy định Khoản 7 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành sẽ có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
f) Đối với bí mật kinh doanh
Tùy vào từng hình thức bảo hộ khác nhau mà bí mật kinh doanh sẽ có thời hạn bảo hộ khác nhau. Trong trường hợp bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động. Không cần phải đăng ký thì bí mật kinh doanh được bảo hộ vô thời hạn cho đến khi bị công khai. Đối với trường hợp bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Thì thời hạn bảo hộ của bí mật kinh doanh theo quy định đối với sáng chế là 20 năm.
Bên cạnh đó, những đối tượng không thuộc là tác phẩm âm nhạc, tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, bí mật kinh doanh, phần mềm máy tính, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp, giống cây trồng mới,… không thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Mua bản quyền sách hay nói chính xác hơn chính là thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả của tác phẩm sách nào đó. Muốn sử dụng hợp pháp tác phẩm thì cần phải có được sự đồng ý của tác giả, có thể lấy được sự…
Hiện nay, nhiều người có thể nhầm lẫn giữa hai cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng công nghiệp và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Vậy, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, làm thế nào để phân biệt rõ…
Việc đăng ký nhãn hiệu hiện nay là rất quan trọng để tránh tình trạng bị các bên khác lợi dụng và đăng ký trước. Bên cạnh đó, việc tra cứu thông tin nhãn hiệu cũng đóng vai trò quan trọng nhằm tránh việc đăng ký trùng với nhãn hiệu đã được người khác đăng…
Việc đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu là một câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo vệ rộng hơn so với nhãn hiệu màu, trong khi một…