Quyền khiếu nại của chủ sở hữu về việc đăng ký nhãn hiệu
Thblaw.com.vn
-
Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu do cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý…
Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu do cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.
Khiếu nại nhãn hiệu lần đầu được thực hiện trong vòng 90 ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu.
Khiếu nại nhãn hiệu lần thứ hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại của cấp trực tiếp ra quyết định hoặc thông báo liên quan đến nhãn hiệu (khiếu nại lần thứ nhất) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan này thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện tại toà án.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.
-
Hồ sơ khiếu nại nhãn hiệu
Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan
-
Trình tự thủ tục khiếu nại nhãn hiệu
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định/thông báo giải quyết thủ tục liên quan đến nhãn hiệu, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự thủ tục luật định, cụ thể như sau:
Để thực hiện khiếu nại nhãn hiệu, người khiếu nại cần nắm rõ các quy định về nơi nộp đơn khiếu nại, hồ sơ cần có để thực hiện việc khiếu nại như sau:
– Cách thức thực hiện
- Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
- Nộp hồ sơ Qua dịch vụ bưu chính
– Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
- Văn bản giải trình khiếu nại và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại;
- Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ;
- Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
+ Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục khiếu nại đăng ký nhãn hiệu và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 17/01/2025
1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/01/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 03/01/2025
Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/12/2024
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm của nhãn hiệu, có thể phân thành các loại: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng….
Xem thêm