Trang chủ » Blog » Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

25/11/2024 - 18

Thblaw.com.vn

-

Trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật luôn nắm giữ vị trí quan trọng hàng đầu, đưa ra phương hướng, quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên trước khi doanh nghiệp lựa chọn người đại diện theo pháp luật thì cần nắm…

Trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật luôn nắm giữ vị trí quan trọng hàng đầu, đưa ra phương hướng, quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên trước khi doanh nghiệp lựa chọn người đại diện theo pháp luật thì cần nắm rõ các thông tin sau đây.

Ảnh: Sưu tầm

Theo khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được định nghĩa là “tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Khác với cá nhân, có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, doanh nghiệp là một pháp nhân và do đó cần có người đại diện hợp pháp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

  1. Định nghĩa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 12 của Luật Doanh nghiệp 2020, “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp, đồng thời đại diện cho doanh nghiệp trong việc yêu cầu giải quyết các vấn đề dân sự, tham gia với tư cách nguyên đơn, bị đơn, hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Tòa án, Trọng tài, và thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” Do đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là một cá nhân và có trách nhiệm đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ, cũng như giữ tư cách pháp lý của doanh nghiệp trước các cơ quan Tòa án, Trọng tài và các tổ chức khác.

  1. Số lượng và chức danh người đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Theo khoản 2 Điều 12 của Luật Doanh nghiệp 2020, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện. Nếu Điều lệ công ty không có quy định cụ thể, thì mỗi người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền đại diện đầy đủ cho doanh nghiệp trước bên thứ ba. Đồng thời, tất cả các người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những thiệt hại mà công ty gây ra, theo quy định của pháp luật dân sự và các quy định pháp lý khác có liên quan.

Về chức danh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh sẽ là người đại diện theo pháp luật công ty.

Ngoài ra, một điều quan trọng cần lưu ý là doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, nếu chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam, người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho một cá nhân khác cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong thời gian vắng mặt. Điều này nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp không bị gián đoạn trong việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của mình.

  1. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Để đảm bảo sự khách quan, liêm khiết, trung thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, pháp luật đã quy định cụ thể về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020. 

– Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Những quy định này nhằm đảm bảo rằng người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp một cách minh bạch, trung thực và có trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và các bên liên quan.

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

______________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

Đăng vào ngày: 18/12/2024

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Theo quy định…

Xem thêm
Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

Đăng vào ngày: 13/12/2024

Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thực hiện các thủ tục đặt nền móng cho sự hoạt động chính thức của một tổ chức kinh tế mới. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm, thì hầu hết mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy…

Xem thêm
Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp ?

Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp ?

Đăng vào ngày: 11/12/2024

Với mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, việc khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước luôn được chú trọng. Tuy nhiên, theo điểm b, khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: Cán bộ, công…

Xem thêm
Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ ?

Đăng vào ngày: 10/12/2024

Trong quá trình thành lập và xây dựng bảo vệ thương hiệu, tên doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu. Mặc dù việc đặt tên cho doanh nghiệp có vẻ đơn giản, nhưng nếu không tìm hiểu kỹ, cá nhân hoặc tổ chức…

Xem thêm