Phân loại tài sản trí tuệ
Thblaw.com.vn
-
Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình, là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động lao động, sáng tạo trí tuệ của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất…
Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình, là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động lao động, sáng tạo trí tuệ của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.
Ví dụ: giá trị thương hiệu là một loại tài sản trí tuệ, chủ sở hữu có thể thu lời từ thương hiệu nhưng lại không thể sờ thấy, nhìn thấy nó.
Tài sản trí tuệ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phầm mềm máy tính…
- Đặc điểm của tài sản trí tuệ:
Tài sản trí tuệ là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Khoa học trong trường hợp này được hiểu theo cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Công nghệ trong trường hợp này được hiểu là công nghệ có thể chuyển giao độc quyền hoặc công nghệ không thể chuyển giao độc quyền. Ở nghĩa rộng hơn nữa, tài sản trí tuệ còn được hiểu là bất kỳ tri thức nào có giá trị do cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ, dù được pháp luật bảo hộ hay chỉ có tính hữu ích thông thường.
Về bản chất, tài sản trí tuệ là tài sản vô hình bởi nó tồn tại dưới dạng các thông tin, tri thức, có khả năng lan truyền vô tận và nhiều người có thể cùng độc lập chiếm giữ và sử dụng.
Tài sản trí tuệ có một số đặc tính cơ bản và một số đặc tính riêng biệt như sau:
- Tính sáng tạo và đổi mới: Tài sản trí tuệ có khả năng tái tạo và phát triển bởi nó được tạo ra dựa trên nền tảng hoạt động sáng tạo và đổi mới không ngừng, có tính kế thừa của tư duy và trí tuệ con người
- Tính có khả năng sinh lời: Mặc dù vô hình nhưng tài sản trí tuệ có thể được định giá bằng tiền và có thể được trao đổi trên thị trường
- Tính có khả năng kiểm soát được: tài sản trí tuệ chịu sự kiểm soát và tác động của con người thông qua các hành vi có chủ đích như sáng tạo, khai thác, sử dụng, mua bán… nhằm tạo ra giá trị vật chất hoặc tinh thần của tài sản
- Tính khấu hao không đồng đều: Tài sản trí tuệ có khả năng bị hao mòn vô hình. Một tài sản trí tuệ có thể được coi là có giá trị lớn ở thời điểm này, nhưng sẽ có những tài sản trí tuệ khác có giá trị cao hơn ở thời điểm sau đó.
- Tính dễ bị xâm phạm: Tài sản trí tuệ dễ bị sao chép, ví dụ một tác phẩm văn học có thể bị sao chép thành nhiều bản, chất lượng thông tin của bản sao tương đương với chất lượng thông tin của bản gốc. Bên cạnh đó, việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
- Phân loại tài sản trí tuệ
Theo nguồn gốc phát sinh gồm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật (sáng chế, thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp..)
- Nhóm 2: Tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo kinh doanh, thương mại (bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý..)
- Nhóm 3: Tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật (quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả…)
Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 07/11/2024
Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 31/10/2024
Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/10/2024
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/10/2024
Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp…
Xem thêm