Trang chủ » Blog » Phân loại tài sản trí tuệ

Phân loại tài sản trí tuệ

06/03/2024 - 35

Thblaw.com.vn

-

Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình, là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động lao động, sáng tạo trí tuệ của con người  trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất […]

Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình, là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động lao động, sáng tạo trí tuệ của con người  trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.

Ví dụ: giá trị thương hiệu là một loại tài sản trí tuệ, chủ sở hữu có thể thu lời từ thương hiệu nhưng lại không thể sờ thấy, nhìn thấy nó. 

Tài sản trí tuệ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ý tưởng; chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, tên thương mại; bí quyết kinh doanh, công thức pha chế; giống cây trồng mới, phầm mềm máy tính…

  • Đặc điểm của tài sản trí tuệ:

Tài sản trí tuệ là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Khoa học trong trường hợp này được hiểu theo cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Công nghệ trong trường hợp này được hiểu là công nghệ có thể chuyển giao độc quyền hoặc công nghệ không thể chuyển giao độc quyền. Ở nghĩa rộng hơn nữa, tài sản trí tuệ còn được hiểu là bất kỳ tri thức nào có giá trị do cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ, dù được pháp luật bảo hộ hay chỉ có tính hữu ích thông thường.

Về bản chất, tài sản trí tuệ là tài sản vô hình bởi nó tồn tại dưới dạng các thông tin, tri thức, có khả năng lan truyền vô tận và nhiều người có thể cùng độc lập chiếm giữ và sử dụng. 

Tài sản trí tuệ có một số đặc tính cơ bản và một số đặc tính riêng biệt như sau:

  • Tính sáng tạo và đổi mới: Tài sản trí tuệ có khả năng tái tạo và phát triển bởi nó được tạo ra dựa trên nền tảng hoạt động sáng tạo và đổi mới không ngừng, có tính kế thừa của tư duy và trí tuệ con người
  • Tính có khả năng sinh lời: Mặc dù vô hình nhưng tài  sản trí tuệ có thể được định giá bằng tiền và có thể được trao đổi trên thị trường
  • Tính có khả năng kiểm soát được: tài sản trí tuệ chịu sự kiểm soát và tác động của con người thông qua các hành vi có chủ đích như sáng tạo, khai thác, sử dụng, mua bán… nhằm tạo ra giá trị vật chất hoặc tinh thần của tài sản
  • Tính khấu hao không đồng đều: Tài sản trí tuệ có khả năng bị hao mòn vô hình. Một tài sản trí tuệ có thể được coi là có giá trị lớn ở thời điểm này, nhưng sẽ có những tài sản trí tuệ khác có giá trị cao hơn ở thời điểm sau đó. 
  • Tính dễ bị xâm phạm: Tài sản trí tuệ dễ bị sao chép, ví dụ một tác phẩm văn học có thể bị sao chép thành nhiều bản, chất lượng thông tin của bản sao tương đương với chất lượng thông tin của bản gốc. Bên cạnh đó, việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. 
  • Phân loại tài sản trí tuệ

Theo nguồn gốc phát sinh gồm 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật (sáng chế, thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp..)
  • Nhóm 2: Tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo kinh doanh, thương mại (bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý..)
  • Nhóm 3: Tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật (quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả…)

Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Đăng vào ngày: 26/04/2024

Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành với mục đích bảo vệ quyền lợi và tài sản trí óc của chúng ta. Để ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép tài sản trí tuệ đó với mục đích cá nhân hay thương mại riêng, tác phẩm nhiếp ảnh cũng thuộc một trong các […]

Xem thêm
Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Đăng vào ngày: 25/04/2024

Bảo vệ bí mật kinh doanh là việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn bảo vệ bí mật kinh doanh dưới 02 hình thức là đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa sáng […]

Xem thêm
Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Đăng vào ngày: 24/04/2024

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở có văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền. Quyền sở hữu công nghiệp đối […]

Xem thêm
Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?

Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?

Đăng vào ngày: 23/04/2024

Xã hội ngày càng phát triển, tài sản sở hữu trí tuệ cũng vì thế mà được chú trọng hơn. Logo chính là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng vị thế trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay đăng ký […]

Xem thêm