Trang chủ » Blog » Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

18/12/2024 - 20

Thblaw.com.vn

-

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Theo quy định…

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên.

Ảnh: Sưu tầm

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên có một số đặc điểm cơ bản tương đồng như sau:

  • Cả hai loại công ty đều có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thành viên công ty và chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình.
  • Thành viên của công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên đều có thể là tổ chức hoặc cá nhân
  • Các công ty này không được phép phát hành cổ phần, trừ trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Cả hai loại công ty đều có quyền phát hành trái phiếu để huy động vốn.
  • Không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát.
  • Các công ty này có thể điều chỉnh việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, trong đó việc giảm vốn chỉ có thể thực hiện sau 2 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải đáp ứng các điều kiện cụ thể (trừ trường hợp thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty).

Ngoài ra, 2 loại hình doanh nghiệp này có một số điểm khác như sau:

Tiêu chí Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Số lượng thành viên Chỉ có 1 thành viên tham gia góp vốn và là chủ sở hữu công ty. (Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020) Có 2 thành viên đến tối đa 50 thành viên góp vốn và là các chủ sở hữu công ty. (Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)
 

Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ công ty

Theo Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020 công ty tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

– Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

– Công ty giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Theo Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ Tăng vốn góp của thành viên

+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

– Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. 

– Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

+ Mua lại phần vốn góp của thành viên;

+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn

Về chuyển nhượng vốn góp Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty. (Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020) – Thành viên của công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại.

– Các thành viên còn lại có quyền ưu tiên mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán và sau đó nếu các thành viên còn lại không mua, thành viên đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào bán cho các thành viên còn lại. (Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020)

Về cơ cấu tổ chức – Không bắt buộc phải có Hội đồng thành viên.

– Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

(Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020)

– Có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.(Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020)
Trách nhiệm đối với vốn góp Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.(Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020) Các thành viên công ty cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.(Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)

Vì vậy, sự khác biệt cơ bản giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên chủ yếu nằm ở số lượng thành viên. Nếu cá nhân hoặc tổ chức muốn trở thành chủ sở hữu duy nhất, họ có thể lựa chọn thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Ngược lại, nếu có nhu cầu huy động thêm vốn từ các thành viên khác, công ty TNHH 2 thành viên sẽ là lựa chọn phù hợp.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Doanh nghiệp tư nhân có được tham gia đấu thầu không?

Doanh nghiệp tư nhân có được tham gia đấu thầu không?

Đăng vào ngày: 20/01/2025

Đấu thầu là một loại hình rất phổ biến hiện nay như đấu thầu các dự án việc và các chủ thể tham gia có thể là tổ chức, cá nhân. Vậy doanh nghiệp tư nhân có tư cách tham gia đấu thầu được không? Cùng Luật THB sẽ giúp các bạn trả lời những…

Xem thêm
Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến hiện nay

Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến hiện nay

Đăng vào ngày: 13/01/2025

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư thường chọn lựa kỹ lưỡng loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Trong số các loại hình doanh nghiệp,…

Xem thêm
Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông

Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông

Đăng vào ngày: 30/12/2024

  Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…

Xem thêm
Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?

Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?

Đăng vào ngày: 27/12/2024

Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…

Xem thêm