Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?
Thblaw.com.vn
-
Xã hội ngày càng phát triển, tài sản sở hữu trí tuệ cũng vì thế mà được chú trọng hơn. Logo chính là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng vị thế trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay đăng ký…
Xã hội ngày càng phát triển, tài sản sở hữu trí tuệ cũng vì thế mà được chú trọng hơn. Logo chính là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng vị thế trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Ưu, nhược điểm của hai hình thức bảo hộ này là gì?
Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu logo là một biểu tượng thương hiệu. Logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu. Có thể bắt gặp các hình ảnh logo nổi tiếng như VINAMILK, VIETCOMBANK, THẾ GIỚI DI ĐỘNG, FLC GROUP.
Về bản chất, logo là sự kết hợp của tổng thể những hình khối, chữ, màu sắc tạo thành một dấu hiệu. Dấu hiệu này được dùng để nhận biết và phân biệt các đối tượng khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần thiết kế logo vì các ý nghĩa sau:
- Là một phần của bộ nhận diện thương hiệu, khiến khách hàng nhớ đến doanh nghiệp. Nhiều người biết đến logo chính là lợi thế. Và trên thực tế, khi công ty có một logo dễ nhớ, ấn tượng thì chắc chắn sẽ được phổ biến và tỷ lệ cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác.
- Tăng tính chuyên nghiệp cho công ty. Một logo chuyên nghiệp thể hiện rõ vị thế của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Lấy được lòng tin của khách hàng là thành công lớn mà doanh nghiệp có được.
Căn cứ theo Điều 4.1 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.” Theo đó, doanh nghiệp tự thiết kế logo, mang tính sáng tạo và không sao chép từ cá nhân, tổ chức khác sẽ được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả.
Quyền tác giả được bảo hộ với cơ chế tự động. Nghĩa là, quyền tác giả đối với logo hình thành khi doanh nghiệp tạo ra logo. Tuy nhiên, đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra. Giấy chứng nhận quyền tác giả do Cục bản quyền cấp mang giá trị pháp lý tối đa. Đây sẽ là cơ chế giúp doanh nghiệp bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình.
Bên cạnh đó, với đặc tính thương mại rõ rệt và khả năng áp dụng công nghiệp. Logo được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng nhãn hiệu. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bắt buộc để xác lập quyền sở hữu. Khác với quyền tác giả theo cơ chế bảo hộ tự động. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi chủ đơn nộp đơn đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, không phải logo chỉ cần đăng ký là sẽ được bảo hộ. Luật Sở hữu trí tuệ quy định những điều kiện bảo hộ khác nhau. Logo thỏa mãn những điều kiện cụ thể sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.
Tóm lại, việc bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu sẽ có những đặc trưng riêng. Tùy theo nhu cầu và quy mô kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức bảo hộ phù hợp.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm