Trang chủ » Blog » Một vài đặc điểm về doanh nghiệp nhà nước

Một vài đặc điểm về doanh nghiệp nhà nước

17/12/2022 - 56

Thblaw.com.vn

-

Các công ty, doanh nghiệp khi thành lập bắt buộc cần có số vốn ban đầu gọi là vốn điều lệ. Ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân ra thì các loại hình doanh nghiệp khác đều có thể kêu gọi thêm vốn đầu tư ở bên ngoài để vận hành cho các hoạt động của…

Các công ty, doanh nghiệp khi thành lập bắt buộc cần có số vốn ban đầu gọi là vốn điều lệ. Ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân ra thì các loại hình doanh nghiệp khác đều có thể kêu gọi thêm vốn đầu tư ở bên ngoài để vận hành cho các hoạt động của công ty. Các công ty có nguồn vốn của nhà nước theo quy định của pháp luật được gọi là doanh nghiệp nhà nước.

  • Khái niệm doanh nghiệp nhà nước 

Trong tình hình kinh tế của nước ta hiện nay, các mô hình doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Nhận thấy điều đó, nhà nước cũng đã triển khai nhiều hạng mục đầu tư trên các lĩnh vực nhằm tạo ra nguồn lợi cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Hầu hết các ngành công nghiệp có nguồn vốn của nhà nước đều là các ngành quan trọng và là mũi nhọn của nền kinh tế như : dầu khí; viễn thông, điện lực……

Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước, tổ chức thương mại trên thế giới đều đã đưa ra khái niệm riêng của mình  nhằm định nghĩa chính xác về doanh nghiệp nhà nước. Có thể kể đến một trong các khái niệm về doanh nghiệp nhà nước như khái niệm về xí nghiệp của Liên Hợp Quốc, định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước của Ngân hàng thế giới… như; “ xí nghiệp quốc doanh là những xí nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quả trình ra quyết định của xí nghiệp’’hay 

“ Doanh nghiệp nhà nước là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của chính phủ mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán các hàng hoá và dịch vụ” 

      Tại Việt Nam,  doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này. (căn cứ khoản 11 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 )

  • Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

    Doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm như sau :

  • Về chủ doanh nghiệp

Chủ của doanh nghiệp nhà nước là nhà nước hoặc là nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. Với tư cách là nhà góp vốn, nhà nước có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Nhà nước cũng có quyền định về việc tổ chức doanh nghiệp, đưa ra định hướng, chiến lược phát triển….

  • Về vốn đầu tư 

Trong doanh nghiệp nhà nước, nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ 1 phần số vốn góp (trên 50 %).

  • Về  hình thức doanh nghiệp nhà nước  

Doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước  do nhà nước  sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 

  • Về tư cách pháp nhân và trách nhiệm tài sản 

Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân và nhà nước chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

  • Phân loại doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước được phân loại dựa theo các tiêu chí sau :

  • Dựa vào hình thức tổ chức của doanh nghiệp:

Dựa theo hình thức tổ chức của doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được chia thành 4 loại bao gồm: công ty nhà nước; công ty cổ phần nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ 2 thành viên trở lên.

+, Công ty nhà nước : là  doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.

+, Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước  hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. 

+, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. 

+,Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. 

  • Dựa theo nguồn vốn

     Xét theo tiêu chí này, doanh nghiệp nhà nước được chia thành 2 loại bao gồm :

+, Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn thường là các công ty nhà nước; công ty cổ phần nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ 2 thành viên trở lên.

+, Doanh nghiệp do nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công ty cổ phần nhà nước  mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.

  • Dựa theo mô hình quản lý của doanh nghiệp

     Mỗi doanh nghiệp đều có mô hình quản lý doanh nghiệp riêng, đối với doanh nghiệp nhà nước có 2 mô hình quản lý doanh nghiệp là:

+, Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước.

 

+, Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: giám đốc doanh nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn 

 

 

Bài viết liên quan
Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông

Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông

Đăng vào ngày: 30/12/2024

  Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…

Xem thêm
Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?

Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?

Đăng vào ngày: 27/12/2024

Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…

Xem thêm
Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

Đăng vào ngày: 18/12/2024

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Theo quy định…

Xem thêm
Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

Đăng vào ngày: 13/12/2024

Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thực hiện các thủ tục đặt nền móng cho sự hoạt động chính thức của một tổ chức kinh tế mới. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm, thì hầu hết mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy…

Xem thêm