Mã số doanh nghiệp là gì?
Thblaw.com.vn
-
Mã số doanh nghiệp là mã số đặc trưng và duy nhất của mỗi doanh nghiệp được lưu trữ bới Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Giống như số định danh đối với cá nhân, mã số doanh nghiệp là đặc định…
Mã số doanh nghiệp là mã số đặc trưng và duy nhất của mỗi doanh nghiệp được lưu trữ bới Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Giống như số định danh đối với cá nhân, mã số doanh nghiệp là đặc định với từng pháp nhân là doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy mã số doanh nghiệp là gì và vai trò của nó như thế nào?
Mã số doanh nghiệp là mã số đặc trưng và duy nhất của mỗi doanh nghiệp được lưu trữ bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Giống như số định danh đối với cá nhân, mã số doanh nghiệp là đặc định với từng pháp nhân là doanh nghiệp
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020, mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
Khoản 3 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định rằng: “Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Như vậy, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất. Mã số này tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực khi doanh nghiệp đó chấm dứt hoạt động.
Khoản 2 Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định vai trò của mã số doanh nghiệp như sau: “Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể: “ Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội doanh nghiệp.” Mã số thuế doanh nghiệp hay mã số thuế công ty là mã số thuế được Cơ quan thuế cấp cho các tổ chức là công ty, doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội giúp doanh nghiệp có thể giao dịch với bên cơ quan bảo hiểm xã hội.
Khoản 4 Điều này cũng quy định: “Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.” Mã số doanh nghiệp sẽ được các cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội, … sử dụng để hỗ trợ các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua mã số doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể xin cung cấp mã số doanh nghiệp để kiểm tra tình trạng pháp lý và các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp khác.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại : 0836383322
Email : huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 30/12/2024
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 27/12/2024
Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/12/2024
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Theo quy định…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 13/12/2024
Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thực hiện các thủ tục đặt nền móng cho sự hoạt động chính thức của một tổ chức kinh tế mới. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm, thì hầu hết mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy…
Xem thêm