Trang chủ » Blog » Hồ sơ và chi phí đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ và chi phí đăng ký mã số mã vạch

17/02/2024 - 134

Thblaw.com.vn

-

Theo quy định của pháp luật, chủ thể phải chuẩn bị những giấy tờ sau để làm hồ sơ đăng ký mã số mã vạch:  – 02 bản Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch. Theo mẫu số 12 Phụ lục Nghị định 74/2018/NNĐ-CP. – Bản sao GCN ĐKDN hoặc Quyết định thành…

Theo quy định của pháp luật, chủ thể phải chuẩn bị những giấy tờ sau để làm hồ sơ đăng ký mã số mã vạch: 

– 02 bản Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch. Theo mẫu số 12 Phụ lục Nghị định 74/2018/NNĐ-CP.

– Bản sao GCN ĐKDN hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức; giấy đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh.

– Phiếu đăng ký thông tin của GS1 Việt Nam theo mẫu.

– Phiếu đăng ký thông tin cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam theo mẫu quy định.

– 02 bản danh sách sản phẩm sử dụng mã GTIN. Theo mẫu tại Phụ lục II quy định tại VBHN số 15/VBHN-BKHCN.

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch nộp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam. Địa chỉ tại số 8 – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.

Có 2 hình thức nộp hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch. Đó là nộp trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam theo địa chỉ như trên hoặc gửi qua đường bưu điện.

Dựa vào loại mã số mã vạch và số lượng sản phẩm, lệ phí nhà nước phải nộp khi đăng ký mã số mã vạch sẽ khác nhau. Ngoài ra hằng năm doanh nghiệp cần phải nộp phí duy trì khi tiếp tục sử dụng mã số mã vạch. Cụ thể mức thu phí như sau:

Lệ phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

STT Phân loại phí Mức thu

(đồng/mã)

1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) 1.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 300.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000

Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

STT Phân loại Mức thu
1 Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm 500.000 đồng/hồ sơ
2 Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm 10.000 đồng/mã

Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

STT Phân loại phí Mức thu (đồng/năm)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.0000

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Đăng vào ngày: 21/10/2024

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật liên quan chặt chẽ đến lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, việc vi phạm bản quyền tác giả, đặc biệt là trong âm nhạc, đã trở nên phức tạp và…

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng vào ngày: 18/10/2024

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…

Xem thêm
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm
Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Đăng vào ngày: 14/10/2024

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản: 1. Vi phạm bản quyền:  Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối…

Xem thêm