Doanh nghiệp cần làm gì khi đưa hàng hóa ra thị trường?
Thblaw.com.vn
-
Doanh nghiệp sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng sẽ sản xuất ra sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu riêng của mình. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, là làm sao để đưa sản phẩm ra thị trường, kênh phân phối siêu thị, chợ, các cửa…
Doanh nghiệp sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng sẽ sản xuất ra sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu riêng của mình. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, là làm sao để đưa sản phẩm ra thị trường, kênh phân phối siêu thị, chợ, các cửa hàng tiện lợi,.. theo đúng quy định pháp luật, để từ đó rút ngắn thời gian mang hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Cùng THB tìm hiểu dưới bài viết sau:
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Doanh nghiệp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp … Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu khác.
- Đăng ký kinh doanh:
Để đưa hàng hóa ra thị trường thì cần xem xét xem doanh nghiệp của mình đã đăng ký kinh doanh ngành nghề bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa chưa? Nếu chưa đăng ký, thì sẽ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Sở kế hoạch đầu tư.
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng:
Để đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, có 02 dạng công bố là công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn. Cụ thể như sau:
– Công bố hợp quy: là họat động bắt buộc. Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
– Công bố hợp chuẩn: là một hoạt động tự nguyện. Doanh nghiệp tự công bố đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
- Đăng ký lưu hành sản phẩm:
Theo quy định của pháp luật thì một số sản phẩm cần phải đăng ký lưu hành khi đưa ra ngoài thị trường; Và tùy theo sản phẩm đó là thực phẩm, dược phẩm hay mỹ phẩm … thì hồ sơ đăng ký lưu hành của chúng cũng khác nhau.
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Để chứng minh quyền sở hữu độc quyền của doanh nghiệp đối với sáng chế thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký và phạm vi bảo hộ theo đó sẽ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra thì văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế sẽ là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của doanh nghiệp …
- Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm:
Mã vạch được in trên sản phẩm nhằm mục đích mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Có thể dựa vào mã vạch để biết được các thông tin về nhà sản xuất, hàng của nước nào, sản phẩm đó có chính hãng hay không…
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 03/12/2024
Mã vạch sản phẩm, hay còn gọi là UPC, là một mã số dùng để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, giúp người tiêu dùng nhận diện rõ ràng sản phẩm mình đang sử dụng. Việc kiểm tra mã vạch sẽ mang lại sự an tâm cho người dùng khi biết được…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 27/11/2024
Tài sản trí tuệ là một khái niệm không còn xa lạ nhưng vẫn khá mới mẻ đối với nhiều người tại Việt Nam. Đây là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra, không có hình dạng vật lý rõ ràng, nhưng lại có giá trị lớn và có thể mang…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 07/11/2024
Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…
Xem thêm