Đặt tên chi nhánh doanh nghiệp như thế nào cho đúng?
Thblaw.com.vn
-
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Việc đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là việc làm cần thiết của doanh…
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Việc đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là việc làm cần thiết của doanh nghiệp nếu muốn tiếp cận với khách hàng và muốn khách hàng nhận diện ra doanh nghiệp mình.
Căn cứ vào Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Căn cứ Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:
Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Như vậy, khi doanh nghiệp đặt tên chi nhánh của mình cần lưu ý phải tuân thủ các quy định nêu trên.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký tên chi nhánh của mình bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể chọn tên tiếng nước ngoài ngẫu nhiên mà pháp luật quy định đó phải là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Một số tiếng nước ngoài không sử dụng hệ chữ La-tinh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… sẽ không được chấp nhận khi đặt tên chi nhánh.
Thêm vào đó, việc không được dùng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” là nhằm phân biệt với tên doanh nghiệp, tránh gây nhầm lẫn.
Hiện chưa có quy định của pháp luật về đặt tên gây nhầm lẫn của chi nhánh công ty, bởi lẽ khi quy định về đặt tên chi nhánh công ty đã chứa tên doanh nghiệp. Đối với tên doanh nghiệp khi được chấp thuận đã có khả năng phân biệt với tên của các doanh nghiệp khác. Do đó, khi tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được đặt theo đúng quy định sẽ tự có khả năng phân biệt. Tại Luật Doanh nghiệp có quy định cụ thể về tên trùng và gây nhầm lẫn của doanh nghiệp.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 25/11/2024
Trong doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật luôn nắm giữ vị trí quan trọng hàng đầu, đưa ra phương hướng, quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên trước khi doanh nghiệp lựa chọn người đại diện theo pháp luật thì cần nắm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 22/11/2024
Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm riêng, trong đó doanh nghiệp nhà nước thường áp dụng một số chính sách đặc thù, còn doanh nghiệp tư nhân lại được…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/11/2024
Với nhu cầu thực tiễn ngày càng tăng của xã hội, nhiều sáng kiến đã được triển khai, sử dụng hoạt động kinh doanh như một công cụ để tìm ra các giải pháp xã hội bền vững hơn cho cộng đồng. Từ đó, doanh nghiệp xã hội đã ra đời. Chúng tôi nhận được…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 16/11/2024
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thường là những cá nhân giữ các chức danh quản lý trong công ty. Tuy nhiên, các chức danh quản lý này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật của mỗi loại hình doanh…
Xem thêm