Trang chủ » Blog » Công ty cổ phần là gì? Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là gì? Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần

19/11/2022 - 57

Thblaw.com.vn

-

Ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cũng là một loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Các công ty cổ phần hiện đang chiếm tỉ trọng lớn và là sự lựa chọn của nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp khi thành lập một doanh nghiệp mới. Vậy công…

Ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cũng là một loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Các công ty cổ phần hiện đang chiếm tỉ trọng lớn và là sự lựa chọn của nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp khi thành lập một doanh nghiệp mới. Vậy công ty cổ phần là gì và đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này ra sao ?

  • Khái niệm công ty cổ phần 

Ở Việt Nam, các công ty cổ phần đã xuất hiện từ sớm, sau khi trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, các công ty cổ phần cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Có rất nhiều quan điểm cho rằng: “Công ty cổ phần (CTCP) là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ.” 

    Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020 đã làm rõ khái niệm về công ty cổ phần, cụ thể:

 “Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  1. a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  2. b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  3. c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  4. d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
  5. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  6. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.”
  7. Đặc điểm công ty cổ phần

Nhìn chung, các công ty cổ phần thường mang các đặc điểm sau ;

2.1. Về tư cách pháp nhân

Công ty cổ phần cũng là 1 loại hình doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp điều chỉnh nên công ty cổ phần cũng có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần được phát sinh kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vỉ giá trị tài sản của công ty. 

2.2. Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần bằng nhau được gọi là cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phiếu, mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.

2.3. Về cổ đông công ty

Thành viên công ty cổ phần được gọi là các cổ đông. Cổ đông là những người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.

     Pháp luật chỉ quy định về số cổ đông công ty cổ phần tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa. Điều này giúp công ty cổ phần có thể mở rộng số lượng thành viên tuỳ theo nhu cầu của mình.

2.4 . Về cổ phần trong công ty 

Điều 114 Luật doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ về vấn đề cổ phần trong công ty cổ phần, theo đó:

  • Các công ty cổ phần đều phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông
  • Ngoài cổ phần phổ thông, còn có các loại cổ phần khác như 

+ Cổ phần ưu đãi cổ tức

+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại

+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết

+ Cổ phần ưu đãi khác theo quy định về Điều lệ công ty và pháp luật chứng khoán

 2.5. Về khả năng huy động vốn và chế độ chịu trách nhiệm của công ty

      – So với các loại hình doanh nghiệp khác thì huy động vốn trong công ty cổ phần khá linh hoạt. Công ty cổ phần có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 

       – Chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần là chịu trách nhiệm hữu hạn. Khi xảy ra vấn đề, công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng số vốn đã góp vào công ty.

Trên đây là khái niệm, các đặc điểm cơ bản nhất về công ty cổ phần theo quy định theo pháp luật Việt Nam.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn 

 

Bài viết liên quan
Doanh nghiệp tư nhân có được tham gia đấu thầu không?

Doanh nghiệp tư nhân có được tham gia đấu thầu không?

Đăng vào ngày: 20/01/2025

Đấu thầu là một loại hình rất phổ biến hiện nay như đấu thầu các dự án việc và các chủ thể tham gia có thể là tổ chức, cá nhân. Vậy doanh nghiệp tư nhân có tư cách tham gia đấu thầu được không? Cùng Luật THB sẽ giúp các bạn trả lời những…

Xem thêm
Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến hiện nay

Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến hiện nay

Đăng vào ngày: 13/01/2025

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư thường chọn lựa kỹ lưỡng loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Trong số các loại hình doanh nghiệp,…

Xem thêm
Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông

Quy định và cách lập sổ đăng ký cổ đông

Đăng vào ngày: 30/12/2024

  Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…

Xem thêm
Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?

Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp nào?

Đăng vào ngày: 27/12/2024

Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…

Xem thêm