Cần phải lưu ý điều gì khi tạo dựng nhãn hiệu
Thblaw.com.vn
-
Việc tạo dựng nhãn hiệu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, đây được xem là nhân tố trọng điểm trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty. Do đó, khi bắt đầu lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý: Kiểm tra điều kiện đăng ký bảo hộ…
Việc tạo dựng nhãn hiệu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, đây được xem là nhân tố trọng điểm trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty. Do đó, khi bắt đầu lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Kiểm tra điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trước khi lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu, cần phải chắc chắn rằng nhãn hiệu được đề xuất phải thỏa mãn các điều kiện để được đăng ký đồng thời phải đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý về đăng ký.
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ thì để nhãn hiệu được bảo hộ thì phải đáp ứng được các điều kiện sau:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.“
Bên cạnh đó, tại Điều 73 của Luật này cũng quy định về các dấu hiệu không đủ điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu:
“Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”
2. Tiến hành tra cứu nhãn hiệu dự kiến lựa chọn
Đây là bước quan trọng để đảm bảo nhãn hiệu không giống hoặc tương tự với các nhãn hiệu đang được bảo hộ; từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí cho chủ sở hữu.
Luật THB gợi ý đến chủ sở hữu công cụ tra cứu WIPO Publish- một công cụ do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ và phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam xây dựng để tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp.
3. Nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ
Nếu nhãn hiệu gồm một hoặc nhiều từ thì tốt nhất là phải bảo đảm rằng các từ ngữ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm và dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả phương tiện truyền thông.
Từ ngữ không nên có ý nghĩa phức tạp, ẩn ý không mong muốn nào trong ngôn ngữ của bạn hoặc trong ngôn ngữ bất kỳ của thị trường xuất khẩu tiềm năng khác.
4. Kiểm tra tên miền tương ứng
Nhãn hiệu được đề xuất không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký và kể cả tên miền (địa chỉ Internet) tương ứng phải được đăng ký.
Khi lựa chọn một hoặc nhiều từ ngữ làm nhãn hiệu, chủ thể cần phải cân nhắc đến ảnh hưởng của việc lựa chọn các loại từ ngữ sau:
- Các từ ngữ tự tạo hoặc tưởng tượng- các từ ngữ được sáng tạo ra mà không có nội dung hoặc ý nghĩa thực bất kỳ. Ưu điểm của chúng là dễ được bảo hộ vì chúng được coi là có khả năng phân biệt. Tuy nhiên chúng lại khiến khách hàng khó nhớ đến sản phẩm.
- Nhãn hiệu tuỳ hứng– là những từ ngữ có ý nghĩa không liên quan gì đến sản phẩm mà chúng quảng cáo. Mặc dù loại nhãn hiệu này có thể dễ dàng được bảo hộ nhưng lại rất khó để lại ấn tượng trong trí nhớ người tiêu dùng.
- Nhãn hiệu gợi ý– là nhãn hiệu ám chỉ một hoặc một số thuộc tính của sản phẩm. Điểm mạnh là nó giống như một hình thức quảng cáo. Nhưng vẫn có rủi ro nhỏ là một số nước coi nhãn hiệu gợi ý là sự mô tả về sản phẩm và từ chối đăng ký.
5. Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu
Bước cuối cùng nhưng quan trọng không kém là doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của mình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ, doanh nghiệp có thể yên tâm rằng nhãn hiệu mà họ phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để đầu tư và phát triển sẽ không bị người khác mượn bất hợp pháp.
Đây là các bước quan trọng để đảm bảo nhãn hiệu không giống hoặc tương tự với các nhãn hiệu đang được bảo hộ; từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí cho chủ sở hữu.
Công ty Luật TNHH THB Law là một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ uy tín về tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách có thắc mắc nào liên quan, xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất.
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 17/01/2025
1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/01/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 03/01/2025
Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 24/12/2024
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm của nhãn hiệu, có thể phân thành các loại: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng….
Xem thêm