Trang chủ » Blog » Các lỗi về sở hữu trí tuệ mà nhà xuất khẩu thường mắc phải phần I

Các lỗi về sở hữu trí tuệ mà nhà xuất khẩu thường mắc phải phần I

08/06/2023 - 188

Thblaw.com.vn

-

Các nhà xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi họ phải đối mặt với vấn nạn sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Trước khi […]

Các nhà xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi họ phải đối mặt với vấn nạn sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Trước khi quá muộn, các nhà xuất khẩu cần lưu một số lỗi về sở hữu trí tuệ thường mắc phải dưới đây.

  1. Tin rằng bảo hộ sở hữu trí tuệ có tính toàn cầu

Nhiều nhà xuất khẩu tin rằng bằng cách nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Nhưng, quyền sở hữu trí tuệ với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có tính lãnh thổ và các cơ quan sở hữu trí tuệ chỉ cấp sự bảo hộ theo pháp luật quốc gia sở tại (hay khu vực)

  1. Cho rằng pháp luật và thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là giống nhau trên toàn thế giới

Tuy đã có sự hài hòa hóa đáng kể về pháp luật và thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới, nhưng vẫn còn tồn tại khác biệt trong nhiều vấn đề ở các nước khác nhau. Ví dụ, ở Hoa kỳ bằng độc quyền sáng chế được cấp theo nguyên tắc độc quyền cho người đầu tiên tạo ra sáng chế (nghĩa là người nộp đơn có thể không được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu có người khác chứng minh được rằng họ đã tạo ra sáng chế này trước đó), trong khi hầu hết nước khác cấp bằng độc quyền sáng chế theo nguyên tắc cấp độc quyền cho người đầu tiên nộp đơn (nghĩa là bằng độc quyền sáng chế sẽ được cấp cho người đầu tiên nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế). 

  1. Không kiểm tra xem nhãn hiệu đã được đăng ký hay được sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu hay chưa

Việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã đăng ký hay đang được sử dụng bởi một công ty khác ở nước khác có thể bị coi là xâm phạm các quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của công ty đó. Doanh nghiệp có thể bị yêu cầu ngừng sử dụng nhãn hiệu đó hoặc bị yêu cầu bồi thường thiệt hại cho hành vi xâm phạm. Điều này có thể làm sụp đổ toàn bộ chiến lược xuất khẩu và tiếp thị cho doanh nghiệp. Việc tra cứu nhãn hiệu ở thị trường xuất khẩu có liên quan là một biện pháp cực kỳ cần thiết trước khi bắt đầu triển khai kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp và việc tra cứu này nên được thực hiện trước khi lựa chọn nhãn hiệu.

  1. Không sử dụng các hệ thống bảo hộ khu vực hoặc quốc tế

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nhiều cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia có thể sẽ gây ra tốn kém. Do vậy, doanh nghiệp cần ưu tiên đăng ký bảo hộ tại các hệ thống bảo hộ khu vực và quốc tế (nếu có) bởi đây là một cách thức có hiệu quả để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại nhiều nước khác nhau trên thế giới.

  1. Nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài quá muộn

Đối với một số quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ tại các nước xuất khẩu trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp đơn lần đầu trong nước. Thông thường, thời hạn này được coi là “thời hạn ưu tiên” (1 năm đối với sáng chế và giải pháp hữu ích và 06 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp kể từ ngày nộp đơn lần đầu trong nước). Việc không nộp đơn trong thời hạn ưu tiên có thể khiến doanh nghiệp mất đi khả năng bảo hộ tại nước đó, và do đó, tạo ra lỗ hổng cho các công ty khác sao chép miễn phí sáng chế và kiểu dáng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp A nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ lần đầu đối với sáng chế X tại quốc gia A vào ngày 01/02/2020. Nếu doanh nghiệp A đăng ký bảo hộ tại quốc gia khác trong thời hạn được hưởng thời hạn ưu tiên 1 năm thì đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên.

Trong trường hợp đã hết thời hạn ưu tiên mà doanh nghiệp A muốn nộp đơn đăng ký bảo hộ tại quốc gia B, sẽ có 2 khả năng xảy ra:

Khả năng 1: không có cá nhân/tổ chức nào khác đã đăng ký bảo hộ đối với sáng chế X tại các quốc gia mà A chưa đăng ký bảo hộ thì A sẽ được xem xét công nhận bảo hộ tại quốc gia B

Khả năng 2: Có cá nhân/tổ chức khác đã đăng ký bảo hộ đối với sáng chế X tại quốc gia mà A chưa đăng ký bảo hộ mà cá nhân/tổ chức đó lại được hưởng thời hạn ưu tiên thì A sẽ không được xem xét bảo hộ công nhận tại quốc gia B đó nữa.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Làm thế nào để thực hiện đăng ký bản quyền đối với logo công ty?

Làm thế nào để thực hiện đăng ký bản quyền đối với logo công ty?

Đăng vào ngày: 25/09/2023

Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan như sau: – Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký […]

Xem thêm
Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?

Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?

Đăng vào ngày: 24/09/2023

Căn cứ Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn được quy định như sau: – Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời […]

Xem thêm
Không mua bản quyền của phần mềm mà vẫn cài đặt vào máy tính để sử dụng chui thì có bị xử phạt không?

Không mua bản quyền của phần mềm mà vẫn cài đặt vào máy tính để sử dụng chui thì có bị xử phạt không?

Đăng vào ngày: 21/09/2023

Căn cứ khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau: – Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: + Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và […]

Xem thêm
DAO CẠO GILLETTE – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

DAO CẠO GILLETTE – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

Đăng vào ngày: 18/09/2023

Gillette là một thương hiệu nổi tiếng với sản phẩm dao cạo an toàn và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, thuộc sở hữu của tập đoàn đa quốc gia Procter & Gamble (P & G). Các sản phẩm mang thương hiệu Gillette đã được sản xuất và phát triển trên thế giới […]

Xem thêm