Trang chủ » Blog » Các chính sách khoan hồng trong Bộ luật Hình sự

Các chính sách khoan hồng trong Bộ luật Hình sự

24/01/2024 - 90

Thblaw.com.vn

-

Thời gian qua, việc đấu tranh, xử lý tội phạm tham nhũng, chức vụ được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo; nhiều đại án kinh tế, tham nhũng, chức vụ được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật. Bên cạnh việc xử lý nghiêm minh, Đảng, […]

Thời gian qua, việc đấu tranh, xử lý tội phạm tham nhũng, chức vụ được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo; nhiều đại án kinh tế, tham nhũng, chức vụ được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng quy định pháp luật. Bên cạnh việc xử lý nghiêm minh, Đảng, Nhà nước, pháp luật cũng có những chính sách khoan hồng đối với tội phạm tham nhũng, chức vụ để khuyến khích người phạm tội khắc phục hậu quả, nộp lại tài sản đã chiếm đoạt của cơ quan, tổ chức.

Khoan hồng có thể hiểu là cụm từ chỉ việc đối xử rộng lượng với người có tội. Hiện hành, quy định về pháp luật có nhiều chính sách liên quan đến khoan hồng, gồm:

– Phạt tù cho hưởng án treo;

– Cải tạo không giam giữ;

– Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt;

– Đặc xá;

– Miễn chấp hành hình phạt;

– Giảm hình phạt đã tuyên;

– Tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Bộ luật Hình sự quy định rất rõ về các chính sách khoan hồng, cụ thể: 

  •  Phạt tù cho hưởng án treo – khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015

Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo Luật thi hành án hình sự.

  • Cải tạo không giam giữ – (Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015)

Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

  • Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù – Khoản 1 Điều 68 Bộ luật Hình sự 2015

Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

– Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

– Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

– Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

  • Miễn chấp hành hình phạt – (Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015)

– Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

– Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sau khi bị kết án đã lập công;

+ Mắc bệnh hiểm nghèo;

+ Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

– Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

– Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

– Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

– Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Lưu ý: Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

  • Giảm hình phạt đã tuyên – Điều 105 Bộ luật Hình sự 2015

– Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm;

Riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.

– Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

– Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

  •  Tha tù trước thời hạn có điều kiện – Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015

– Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Phạm tội lần đầu;

+ Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

+ Có nơi cư trú rõ ràng;

+ Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;

+ Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.

Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;

+ Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật Hình sự

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

________________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Phân biệt “chỉ dẫn địa lý” và “xuất xứ hàng hóa”

Phân biệt “chỉ dẫn địa lý” và “xuất xứ hàng hóa”

Đăng vào ngày: 27/07/2024

“Chỉ dẫn địa lý” và “Xuất xứ hàng hóa” là những thuật ngữ thuộc các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành khác nhau. Việc phân biệt rõ các thuật ngữ này có ý nghĩa quan trọng trong áp dụng pháp luật để xử lý các vụ việc liên quan. 1. Chỉ dẫn địa lý 1.1 […]

Xem thêm
Bao bì vận chuyển đã có nhãn hàng hóa có được xem là bao bì thương phẩm không?

Bao bì vận chuyển đã có nhãn hàng hóa có được xem là bao bì thương phẩm không?

Đăng vào ngày: 26/07/2024

Bao bì thương phẩm là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Đây không chỉ là lớp vỏ bọc đơn giản mà còn là ngôn ngữ độc đáo, tương tác trực tiếp với hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Từ thiết kế đến vật liệu sử dụng, […]

Xem thêm
Doanh nghiệp có cần ban hành và đăng ký nội quy lao động không ?

Doanh nghiệp có cần ban hành và đăng ký nội quy lao động không ?

Đăng vào ngày: 22/07/2024

Việc ban hành nội quy lao động trong công ty nhằm duy trì được trật tự và điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết có cần phải đăng ký nội quy lao động với cơ quan có thẩm quyền hay không? Hiện […]

Xem thêm
Những loại hình kinh doanh nào cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Những loại hình kinh doanh nào cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Đăng vào ngày: 20/07/2024

Xã hội phát triển kéo theo sự đa dạng của các loại hình kinh doanh nhằm phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, vì ban đầu không được giám sát chặt chẽ, có một số ngành nghề khi đi vào hoạt động đã vô tình gây ra nhiều mối đe dọa. Bên cạnh yêu […]

Xem thêm