Trang chủ » Blog » BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM

BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM

22/10/2022 - 130

Thblaw.com.vn

-

Sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng đang ngày càng khẳng định vai trò là công cụ đắc lực trong hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt  ở một quốc gia nông nghiệp có nhiều lợi thế về các mặt hàng…

Sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng đang ngày càng khẳng định vai trò là công cụ đắc lực trong hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt  ở một quốc gia nông nghiệp có nhiều lợi thế về các mặt hàng nông sản như Việt Nam, chỉ dẫn địa lý đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giúp nâng cao giá trị cho nông sản trên thị trường quốc tế.

Chỉ dẫn địa lý được định nghĩa tại khoản 22 Điều 4 LSHTT “là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa có xuất xứ từ khu vực địa lý cụ thể và có chất lượng hoặc đặc tính được tạo ra nhờ đặc điểm địa lý tại khu vực xuất xứ. Hiệu quả của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã được chứng minh trên thực tế. Giá trị và uy tín của nhiều sản phẩm được nâng cao đáng kể, cụ thể như sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc sau khi bảo hộ chỉ dẫn địa lý, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, quảng bá sản phẩm đã tăng giá trị gấp đôi so với trước đó, tương tự đó nước mắm Phú Quốc tăng giá từ 30-50%…. Thông thường, chỉ dẫn địa lý được đặt là tên khu vực địa lý xuất xứ của hàng hoá. 

Vì vậy, kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các chủ thể liên quan trong việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm hiểu thêm về vấn đề này, tại hội thảo “Bảo hộ nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý trong lĩnh vực thực phẩm” do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội tổ chức, Luật sư Vũ Thị Huyền Giám đốc Công ty Tư vấn THB đã có bài tham luận về lợi ích của việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Theo đó, Luật sư Vũ Thị Huyền cho biết, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các nội dung cơ bản như; văn bản pháp luật, hồ sơ thủ tục đăng ký, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu và thực tiễn áp dụng, tầm quan trọng của nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với ngành thực phẩm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thật sự quan tâm đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý; và phải đăng ký bảo hộ thương hiệu và các chỉ dẫn địa lý càng sớm càng tốt trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Điều này là để bảo vệ quyền lợi của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thực phẩm xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, giúp nâng cao yếu tố của doanh nghiệp và tránh bảo vệ rủi ro cho các doanh nghiệp./.

Thực hiện: Vân Anh

Bài viết liên quan
Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Đăng vào ngày: 15/02/2025

Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…

Xem thêm
Hộ kinh doanh có được đăng ký nhãn hiệu không?

Hộ kinh doanh có được đăng ký nhãn hiệu không?

Đăng vào ngày: 14/02/2025

Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp, hộ kinh doanh là chủ thể không có tư cách pháp nhân, vậy hộ kinh doanh…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 10/02/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm
Ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 07/02/2025

Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, nguyên tắc này được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký…

Xem thêm