Trang chủ » Blog » Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp ?
Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp ?
11/12/2024 - 36
Thblaw.com.vn
-
Với mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, việc khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước luôn được chú trọng. Tuy nhiên, theo điểm b, khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: Cán bộ, công…
Với mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, việc khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước luôn được chú trọng. Tuy nhiên, theo điểm b, khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức không có quyền thành lập doanh nghiệp. Vậy tại sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?
Ngoài ra, theo Điểm b và d, Khoản 2, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020 quy định thêm:
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
Cán bộ, công chức, viên chức là những người nắm giữ quyền lực và trách nhiệm quan trọng trong cơ quan nhà nước, tham gia vào việc hoạch định và thực thi các chính sách, luật pháp. Chính vì vậy, họ có ảnh hưởng lớn đến các quyết định quản lý nhà nước và sử dụng ngân sách công. Khi những người này tham gia vào việc thành lập và quản lý doanh nghiệp, sẽ có nguy cơ xung đột lợi ích và lợi dụng quyền lực để phục vụ mục đích cá nhân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước mà còn dễ dẫn đến tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức vụ để thu lợi bất chính.
Pháp luật quy định việc cấm cán bộ, công chức, viên chức thành lập và quản lý doanh nghiệp là một biện pháp thiết yếu để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quyền lực trong công việc. Nếu không có quy định này, việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào các hoạt động kinh doanh có thể gây ra sự đan xen quyền lực giữa công vụ và kinh doanh, tạo điều kiện cho các hành vi lợi dụng chức vụ. Việc xao nhãng trách nhiệm công vụ, tìm cách trục lợi từ việc sử dụng thông tin, quyền hạn trong công việc để phục vụ lợi ích cá nhân là điều có thể xảy ra. Hơn nữa, điều này có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước và lòng tin của người dân đối với bộ máy nhà nước.
Do đó, những quy định này không chỉ bảo vệ tính công bằng trong công vụ mà còn tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài vào công tác nhà nước. Điều này cũng góp phần xây dựng một xã hội công bằng, không có sự phân biệt và bảo vệ quyền lợi của mọi công dân.
Mặc dù không được thành lập doanh nghiệp nhưng cán bộ, công chức, viên chức được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trong điều kiện:
Không tham gia quản lý, điều hành công ty (Khoản 2, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)
Nếu bản thân là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đg ầu cơ quan nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. (Khoản 4, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)
Việc tham gia góp vốn của cán bộ, công chức, viên chức cũng giới hạn đối với từng loại hình doanh nghiệp. Họ chỉ được tham gia góp vốn đối với một số loại hình doanh nghiệp với những vị trí nhất định không có quyền quản lý, bao gồm:
Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn.
Đối với công ty hợp danh, cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn.
Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn, cán bộ, công chức, viên chức không được góp vốn vào loại hình này. Vì theo quy định, việc góp vốn vào công ty Trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn sẽ trở thành người có quyền quản lý.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
______________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Đấu thầu là một loại hình rất phổ biến hiện nay như đấu thầu các dự án việc và các chủ thể tham gia có thể là tổ chức, cá nhân. Vậy doanh nghiệp tư nhân có tư cách tham gia đấu thầu được không? Cùng Luật THB sẽ giúp các bạn trả lời những…
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư thường chọn lựa kỹ lưỡng loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Trong số các loại hình doanh nghiệp,…
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty. Như vậy, về hình thức, sổ đăng ký cổ đông là văn bản bằng giấy…
Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia vào công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như không góp vốn hoặc vi phạm các quy định của…