Trang chủ » Blog » Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

30/03/2024 - 56

Thblaw.com.vn

-

Nhà nước thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải trong khuôn khổ của quy định của pháp luật. Vì vậy, pháp luật quy định các hành vi cạnh tranh lành mạnh bị cấm và kèm theo các mức phạt hành chính đối với […]

Nhà nước thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải trong khuôn khổ của quy định của pháp luật. Vì vậy, pháp luật quy định các hành vi cạnh tranh lành mạnh bị cấm và kèm theo các mức phạt hành chính đối với các hành vi đó.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

(Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau, nhiều thủ đoạn khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong đó, nhóm hành vi chiếm đa số trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là nhóm hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác. Nhóm này được biết đến dưới các phương thức như gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng thành quả đầu tư của người khác (cạnh tranh ăn bám), xâm phạm bí mật kinh doanh… 

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được cấu thành bởi các yếu tố:

  •  Chủ thể: Là các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường; bao gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam và cả tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  •  Khách thể: Là các chuẩn mực thông thường của đạo đức kinh doanh.
  • Bản chất: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, xâm phạm các đối tượng sở hữu công nghiệp và các đối tượng có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp; gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người được sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc của người tiêu dùng.
  •  Mục đích: Nhằm mục đích cạnh tranh, thu lợi cho doanh nghiệp.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mang một số điểm đặc thù: 

(i) Đối tượng mà hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm đến là các đối tượng sở hữu công nghiệp và các đối tượng có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp; 

(ii) Người thực hiện hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh khi chiếm đoạt thành quả sáng tạo, thành quả đầu tư (tồn tại dưới dạng các đối tượng sở hữu công nghiệp, chỉ dẫn thương mại) của chủ thể khác; 

(iii) Phần lớn hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được thực hiện với mục đích gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng; 

(iv) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu hoặc người được sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc của người tiêu dùng.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 14/05/2024

Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, việc các rào cản thương mại dần bị loại bỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã dẫn đến sự xuất hiện các yếu tố cạnh tranh mới ngày càng gay gắt. Cạnh tranh gây áp lực không nhỏ […]

Xem thêm
Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Đăng vào ngày: 11/05/2024

1. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền […]

Xem thêm
Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 09/05/2024

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Căn cứ vào tác động bất lợi […]

Xem thêm
Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/05/2024

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]

Xem thêm