Trang chủ » Blog » Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

30/03/2024 - 130

Thblaw.com.vn

-

Nhà nước thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải trong khuôn khổ của quy định của pháp luật. Vì vậy, pháp luật quy định các hành vi cạnh tranh lành mạnh bị cấm và kèm theo các mức phạt hành chính đối với…

Nhà nước thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải trong khuôn khổ của quy định của pháp luật. Vì vậy, pháp luật quy định các hành vi cạnh tranh lành mạnh bị cấm và kèm theo các mức phạt hành chính đối với các hành vi đó.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

(Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau, nhiều thủ đoạn khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong đó, nhóm hành vi chiếm đa số trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là nhóm hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác. Nhóm này được biết đến dưới các phương thức như gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng thành quả đầu tư của người khác (cạnh tranh ăn bám), xâm phạm bí mật kinh doanh… 

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được cấu thành bởi các yếu tố:

  •  Chủ thể: Là các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường; bao gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam và cả tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  •  Khách thể: Là các chuẩn mực thông thường của đạo đức kinh doanh.
  • Bản chất: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, xâm phạm các đối tượng sở hữu công nghiệp và các đối tượng có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp; gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người được sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc của người tiêu dùng.
  •  Mục đích: Nhằm mục đích cạnh tranh, thu lợi cho doanh nghiệp.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mang một số điểm đặc thù: 

(i) Đối tượng mà hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm đến là các đối tượng sở hữu công nghiệp và các đối tượng có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp; 

(ii) Người thực hiện hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh khi chiếm đoạt thành quả sáng tạo, thành quả đầu tư (tồn tại dưới dạng các đối tượng sở hữu công nghiệp, chỉ dẫn thương mại) của chủ thể khác; 

(iii) Phần lớn hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được thực hiện với mục đích gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng; 

(iv) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu hoặc người được sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc của người tiêu dùng.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?

Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?

Đăng vào ngày: 05/12/2024

Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…

Xem thêm
Xuất xứ sản phẩm có thể hiện trên mã vạch hay không ?

Xuất xứ sản phẩm có thể hiện trên mã vạch hay không ?

Đăng vào ngày: 03/12/2024

Mã vạch sản phẩm, hay còn gọi là UPC, là một mã số dùng để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, giúp người tiêu dùng nhận diện rõ ràng sản phẩm mình đang sử dụng. Việc kiểm tra mã vạch sẽ mang lại sự an tâm cho người dùng khi biết được…

Xem thêm
Phân biệt tài sản hữu hình thông thường và tài sản trí tuệ.

Phân biệt tài sản hữu hình thông thường và tài sản trí tuệ.

Đăng vào ngày: 27/11/2024

Tài sản trí tuệ là một khái niệm không còn xa lạ nhưng vẫn khá mới mẻ đối với nhiều người tại Việt Nam. Đây là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra, không có hình dạng vật lý rõ ràng, nhưng lại có giá trị lớn và có thể mang…

Xem thêm
No Image

Phân biệt tài sản vô hình và tài sản hữu hình

Đăng vào ngày: 07/11/2024

Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình.  Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…

Xem thêm