Trang chủ » Blog » ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

16/02/2024 - 63

Thblaw.com.vn

-

Khi công nghệ thông tin phát triển mạnh thì Internet và các mạng mở là môi trường thúc đẩy quan hệ thương mại điện tử, các tài sản trí tuệ được đưa vào giao dịch thương mại điện tử ngày càng nhiều. Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng […]

Khi công nghệ thông tin phát triển mạnh thì Internet và các mạng mở là môi trường thúc đẩy quan hệ thương mại điện tử, các tài sản trí tuệ được đưa vào giao dịch thương mại điện tử ngày càng nhiều. Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vậy quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử bao gồm những đối tượng nào?

Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên có thể hiểu đây là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ trong các giao dịch thương mại được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. 

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử bao gồm 3 nhóm: quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp. 

Thứ nhất, quyền tác giả trong thương mại điện tử gồm sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật số trở thành dữ liệu trên các phương tiện điện tử. Dựa vào tính kỹ thuật số có thể chia đối tượng quyền tác giả trong thương mại điện tử thành: Tác phẩm trực tuyến, Chương trình máy tính, Thiết kế trang web và nội dung trang web.

Thứ hai, quyền liên quan trong thương mại điện tử gồm bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn của người biểu diễn, cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Bản ghi âm, ghi hình này được số hóa để truyền tải trên phương tiện điện tử. 

Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp trong thương mại điện tử bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh và tên thương mại được số hóa. Sáng chế trong thương mại điện tử không bao gồm giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm mà phải là giải pháp kỹ thuật số hoặc quy trình kỹ thuật số, như các hệ thống công nghệ mới trên trang web, các công cụ tra cứu, các công cụ kỹ thuật trên trang web, …

Kiểu dáng công nghiệp trong thương mại điện tử là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này ở dạng kỹ thuật số trên phương tiện điện tử như giao diện đồ họa của người sử dụng, bố trí màn hình, các biểu tượng đồ họa, hình dáng của sản phẩm trên trang web, …

Nhãn hiệu trong thương mại điện tử là dấu hiệu số hóa dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, bao gồm chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó dưới dạng dữ liệu số hóa như nhãn hiệu ADIDAS, VIETNAM AIRLINES, … được thể hiện trên máy tính.

Tên thương mại trong thương mại điện tử là tên gọi của các chủ thể kinh doanh thể hiện dưới dạng dữ liệu số hóa được sử dụng trên phương tiện điện tử ví dụ như Tên gọi “Công ty Honda Việt Nam”, …

Bí mật kinh doanh trong thương mại điện tử là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong thương mại điện tử. Bí mật kinh doanh gồm 2 yếu tố là bí mật và quyết định, tạo ưu thế cho người nắm giữ các thông tin. 

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

________________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 14/05/2024

Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, việc các rào cản thương mại dần bị loại bỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã dẫn đến sự xuất hiện các yếu tố cạnh tranh mới ngày càng gay gắt. Cạnh tranh gây áp lực không nhỏ […]

Xem thêm
Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Đăng vào ngày: 11/05/2024

1. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền […]

Xem thêm
Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 09/05/2024

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Căn cứ vào tác động bất lợi […]

Xem thêm
Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/05/2024

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]

Xem thêm