Trang chủ » Blog » Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động khi nào?

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động khi nào?

05/02/2024 - 42

Thblaw.com.vn

-

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là những tổ chức được doanh nghiệp thành lập để mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ quan và khách quan, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có thể […]

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là những tổ chức được doanh nghiệp thành lập để mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ quan và khách quan, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có thể bị chấm dứt hoạt động. Vậy đó là những trường hợp nào?

Theo Khoản 1 Điều 123 Luật Doanh nghiệp năm 2020, điều kiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được quy định như sau:

“ 1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có thể đến từ phía ý chí của chính doanh nghiệp (Khi việc hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc không còn nhu cầu) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về phía cơ quan nhà nước: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bị chấm dứt hoạt động khi Phòng đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đó. Trường hợp bị thu hồi được quy định tại Khoản 1 Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.

“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong các trường hợp sau đây:

a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo;

b) Chi nhánh, văn phòng đại diện ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;

c) Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.”

Khoản 2, Khoản 3 Điều 213 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về hệ quả của việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:

“2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

  1. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.”

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện là người nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, do vậy họ là người chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ.

Chi nhánh không phải là một pháp nhân độc lập, do vậy, mọi giao dịch do chi nhánh thực hiện với các đối tác được hiểu là thực hiện theo sự ủy quyền của doanh nghiệp, khi có tranh chấp, phát sinh nợ nần, doanh nghiệp là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và trước đối tác. Vì thế, khi chi nhánh chấm dứt hoạt động nhưng các hợp đồng, khoản nợ của chi nhánh đó vẫn còn tồn tại, chưa được thanh toán thì doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng, chịu trách nhiệm các chi phí, tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 14/05/2024

Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, việc các rào cản thương mại dần bị loại bỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã dẫn đến sự xuất hiện các yếu tố cạnh tranh mới ngày càng gay gắt. Cạnh tranh gây áp lực không nhỏ […]

Xem thêm
Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Đăng vào ngày: 11/05/2024

1. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền […]

Xem thêm
Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 09/05/2024

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Căn cứ vào tác động bất lợi […]

Xem thêm
Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/05/2024

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]

Xem thêm