Trang chủ » Blog » Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

07/11/2023 - 91

Thblaw.com.vn

-

Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau: “Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp […]

Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau:

“Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

  1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.”

Theo đó, căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 18 NĐ103/2006/NĐ-CP, chủ thể là tác giả của sáng chế sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với sáng chế như sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân bao gồm:

– Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế;

– Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế.

Thứ hai, quyền tài sản của tác giả sáng chế là quyền nhận thù lao từ chủ sở hữu sáng chế:

– Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu sáng chế phải trả cho tác giả nếu hai bên không có thỏa thuận khác được quy định như sau:

+ 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế;

+ 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

– Trường hợp sáng chế có đồng tác giả thì mức thù lao nêu trên là mức dành cho tất cả các đồng tác giả. Sau đó, các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

– Nếu hai bên không có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn 30 ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc thu được lợi sau mỗi đợt sử dụng sáng chế;

– Nếu sáng chế được sử dụng liên tục thì mỗi đợt thanh toán không được quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc đợt thanh toán trước.

Thời hạn đối với quyền của tác giả sáng chế:

– Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế.

– Khác với quyền tài sản, quyền nhân thân của tác giả sáng chế được bảo hộ vô thời hạn. Tức là dù đã hết 20 năm bảo hộ đối với sáng chế thì quyền nhân thân của tác giả sáng chế vẫn còn tồn tại.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Các loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay

Các loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay

Đăng vào ngày: 10/05/2024

Nhãn hiệu là bộ mặt đại diện cho hàng hóa, dịch vụ. Nhờ có nhãn hiệu mà khách hàng phân biệt được công ty, tổ chức, độ uy tín của sản phẩm.  1.Nhãn hiệu nổi tiếng Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi tỉ lệ số người biết đến nhãn hiệu đó ở một […]

Xem thêm
Phân biệt nhãn hiệu và logo

Phân biệt nhãn hiệu và logo

Đăng vào ngày: 08/05/2024

Logo và nhãn hiệu là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn. Thực tế, trong quá trình viết mô tả cho logo và nhãn hiệu, nhiều doanh nghiệp không chứng minh được sự khác biệt của nó với các sản phẩm đã đăng kí trên thị trường. Từ đó, gặp rất nhiều vấn đề pháp […]

Xem thêm
Xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bị xử phạt thế nào?

Xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bị xử phạt thế nào?

Đăng vào ngày: 07/05/2024

Chỉ dẫn địa lý đang được xem là một công cụ quan trọng cung cấp sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Lợi dụng điều này, một số cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý. Việc xâm phạm chỉ dẫn địa lý […]

Xem thêm
Đăng kí nhãn hiệu quốc tế

Đăng kí nhãn hiệu quốc tế

Đăng vào ngày: 04/05/2024

Tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện theo nguyên tắc lãnh thổ. Cụ thể là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nào thì chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Vì vậy khi doanh nghiệp đưa dịch vụ, hàng […]

Xem thêm