Trang chủ » Blog » Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

Quyền của tác giả sáng chế trong trường hợp không phải là chủ sở hữu

07/11/2023 - 28

Thblaw.com.vn

-

Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau: “Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp […]

Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác giả của sáng chế như sau:

“Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

  1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.”

Theo đó, căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 18 NĐ103/2006/NĐ-CP, chủ thể là tác giả của sáng chế sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với sáng chế như sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân bao gồm:

– Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế;

– Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế.

Thứ hai, quyền tài sản của tác giả sáng chế là quyền nhận thù lao từ chủ sở hữu sáng chế:

– Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu sáng chế phải trả cho tác giả nếu hai bên không có thỏa thuận khác được quy định như sau:

+ 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế;

+ 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

– Trường hợp sáng chế có đồng tác giả thì mức thù lao nêu trên là mức dành cho tất cả các đồng tác giả. Sau đó, các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

– Nếu hai bên không có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn 30 ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc thu được lợi sau mỗi đợt sử dụng sáng chế;

– Nếu sáng chế được sử dụng liên tục thì mỗi đợt thanh toán không được quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc đợt thanh toán trước.

Thời hạn đối với quyền của tác giả sáng chế:

– Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế.

– Khác với quyền tài sản, quyền nhân thân của tác giả sáng chế được bảo hộ vô thời hạn. Tức là dù đã hết 20 năm bảo hộ đối với sáng chế thì quyền nhân thân của tác giả sáng chế vẫn còn tồn tại.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Sửa đổi, bổ sung quy định về nhãn hiệu nổi tiếng trong Luật sở hữu trí tuệ

Sửa đổi, bổ sung quy định về nhãn hiệu nổi tiếng trong Luật sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 30/11/2023

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 đã sửa đổi các quy định tại Điều 4 và Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ, theo hướng giới hạn lại phạm vi người tiêu dùng và phạm vi sử dụng các tiêu chí để công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó, quy định […]

Xem thêm
Tên doanh nghiệp có được trùng với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không?

Tên doanh nghiệp có được trùng với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không?

Đăng vào ngày: 29/11/2023

Trong quá trình thành lập và xây dựng bảo hộ thương hiệu thì tên doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.   Việc đặt tên cho doanh nghiệp có vẻ khá đơn giản nhưng lại có thể gặp rắc rối nếu […]

Xem thêm
Tác phẩm di cảo có phải là đối tượng bảo hộ quyền tác giả?

Tác phẩm di cảo có phải là đối tượng bảo hộ quyền tác giả?

Đăng vào ngày: 27/11/2023

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 NĐ17/2023/NĐ-CP có định nghĩa về tác phẩm di cảo như sau: “Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết.” Theo đó, có thể hiểu tác phẩm di cảo là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ […]

Xem thêm
Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Đăng vào ngày: 20/11/2023

1.Sáng chế là gì? Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Các sản phẩm sáng chế được bảo hộ độc quyền thông qua việc cấp Bằng độc quyền sáng […]

Xem thêm