Trang chủ » Blog » Quy định pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Quy định pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

17/07/2023 - 100

Thblaw.com.vn

-

Ngoài các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh; Luật Đầu tư 2020 còn quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Quy định pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh điều kiện ? 1.Khái niệm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Căn cứ theo…

Ngoài các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh; Luật Đầu tư 2020 còn quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Quy định pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh điều kiện ?

1.Khái niệm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 , định  nghĩa về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được hiểu như sau:” Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

2. Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được nêu tại Phụ lục IV của Luật này bao gồm 227 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

3. Quy định về điều kiện đầu tư vào các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

  • Điều kiện đầu tư vào các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện

       Điều kiện đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại khoản 3 và 4 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

“ 3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

4.Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.”

  • Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

       Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm:

  • Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
  •  Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
  • Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
  • Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
  • Hình thức áp dụng các điều kiện đầu tư kinh doanh 

      Đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hình thức áp dụng các điều kiện đầu tư kinh doanh các ngành nghề đó như sau:

  • Giấy phép;
  • Giấy chứng nhận;
  •  Chứng chỉ;
  •  Văn bản xác nhận, chấp thuận;
  • Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý : 

  • Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.

 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm
Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Đăng vào ngày: 14/10/2024

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản: 1. Vi phạm bản quyền:  Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối…

Xem thêm
Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Đăng vào ngày: 08/10/2024

Với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được chú trọng cụ thể là quyền lợi của chủ sở hữu đối với tác phẩm hay tác giả sáng tạo ra tác phẩm rất được quan tâm và bảo vệ thông qua sự thừa nhận…

Xem thêm
Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Đăng vào ngày: 29/08/2024

Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố…

Xem thêm